Mẫu Tờ trình Về việc thẩm tra, đề nghị xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

doc24 trang | Chia sẻ: khangbt19 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Mẫu Tờ trình Về việc thẩm tra, đề nghị xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CÔNG LÝ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Số: 28/TTr-UBND
Công Lý, ngày 30 tháng 9 năm 2015
TỜ TRÌNH
Về việc thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã Công Lý
cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số: 126/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành “Quy định phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam”;
Căn cứ Thông tư số 40/2014/ TT - BNNPTNT, ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn NTM;
Căn cứ Hướng dẫn số 34/ HD - SNN, ngày 27 tháng 1 năm 2015 của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam về hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 5313/QĐ- UBND, ngày 13 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới của xã Công Lý và Báo cáo số 52/BC-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân xã Công Lý về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã Công Lý;
Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân xã Công Lý đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015;
Uỷ ban nhân dân xã Công Lý kính trình Uỷ ban nhân dân huyện Lý Nhân thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015
Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:
1. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. (các phụ biểu đánh giá, tổng hợp kèm theo)
2. Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã và nhân dân trong xã về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã.
3. Biên bản cuộc họp Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã và các ban phát triển của xóm đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Kính đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện Lý nhân tỉnh Hà Nam xem xét, thẩm tra./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP-UBND xã.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH
Đỗ Văn Lượng
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CÔNG LÝ 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Số: 52/BC-UBND
Công Lý, ngày 25 tháng 9 năm 2015
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm 2015 
 xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam 
Thực hiện Công văn Số 101/VPĐP, ngày 17/8/2015 của Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam về việc tự đánh giá và thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. Ủy ban nhân dân xã Công Lý báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới đến năm 2015 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Khái quát quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Tiếp thu các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, của huyện về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Uỷ ban nhân dân xã ra Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 20/7/2010 thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 do đồng chí Chủ tịch làm Trưởng ban; Quyết định số 09/QĐ- UBND ngày 22/7/2010 thành lập Ban giám sát cộng đồng của xã. Chủ tịch UBND xã ra quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 thành lập các Tiểu ban quản lý Dự án ở 18 đơn vị xóm (Trưởng tiểu ban là các đ/cBí thư chi bộ, phó tiểu ban là các đ/c trưởng xóm) chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện ở địa bàn xóm. Hằng năm UBND xã xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM ở cấp xã đồng thời giao chỉ tiêu kinh tế xã hội, gắn với đăng ký thực hiện các tiêu chí, các chỉ tiêu, xây dựng nông thôn mới, yêu cầu các xóm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dựa trên kế hoạch của Ban chỉ đạo. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, sơ kết nhằm đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế, đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.
II. Căn cứ triển khai thực hiện.
Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương, của tỉnh, của Huyện và của Đảng ủy liên quan đến xây dựng NTM như: Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của BCHTW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 21/4/2011 của tỉnh ủy; Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 18/11/2011 của Huyện ủy về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số: 126/QĐ-UBND, ngày 23/01/2015 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành “Quy định phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam”..v.v..;
Uỷ ban nhân dân xã đã cụ thể hóa các văn bản của cấp trên, xây dựng kế hoạch cụ thể tham mưu với cấp ủy lãnh đạo tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
III. Đặc điểm tình hình chung.
1. Đặc điểm tình hình triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới.	
Công Lý nằm ở phía Bắc huyện Lý Nhân, có diện tích tự nhiên 599,76 ha; hiện có 3.217 hộ , với 10.051 nhân khẩu. Xã có 02 thôn: thôn Mạc Hạ 12 xóm; thôn Phú Đa có 6 xóm. Bình quân diện tích đất nông nghiệp gần 350 m2/người. Đảng bộ có 334 đảng viên sinh hoạt ở 21 chi bộ (Trong đó có 15 chi bộ thôn xóm). Là một trong 05 xã của huyện Lý Nhân thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân xã Công Lý xác định đây là vinh dự đồng thời cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân nên đã quyết tâm thực hiện hoàn thành giai đoạn 2011-2015.
* Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới của huyện. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân để xây dựng nông thôn ngày càng khởi sắc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, được đại bộ phận nhân dân đồng tình ủng hộ.
* Khó khăn: Là một xã nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp ít, nguồn thu ngân sách trên địa bàn thấp. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới vào thời điểm kinh tế gặp khó khăn, Chính phủ cắt giảm đầu tư công nên việc đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức và doanh nghiệp còn ít, kinh tế của nhân dân còn thấp nên huy động nguồn lực, nguồn vốn trong dân không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu.
IV. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành.
Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam đến năm 2020; Kế hoạch số 203/ KH – UBND 03 tháng 02 năm 2011 của UBND tỉnh Hà Nam, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2011; Thực hiện Kế hoạch số 21/ KH – UBND ngày 13 tháng 4 năm 2011 của UBND huyện Lý Nhân về thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Đảng ủy thành lập Ban chỉ đạo XDNTM số 07- QĐ/ĐU, ngày 01/7/2010 và kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới số 03- QĐ/ĐU ngày 17/6/2015 gồm 17 thành viên do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban. Thành lập tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo, xây dựng quy chế làm việc, phân công cụ thể cho từng thành viên theo từng nhóm tiêu chí, chỉ tiêu, để triển khai và phụ trách các xóm. Ban chỉ đạo duy trì quy chế làm việc, giao ban vào ngày 21 hằng tháng để phản ánh, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, từ đó bàn các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Căn cứ đề án xây dựng NTM của xã đã được UBND huyện phê duyệt, hằng tháng, quý, năm UBND xã đều có xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Phân công, phân cấp, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên BCĐ của xã và các xóm, định thời gian thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xóm; chủ động kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tổ chức lồng ghép, sử dụng hiệu quả Chương trình, Dự án trên địa bàn để công tác xây dựng nông thôn mới đảm bảo đạt tiến độ đề ra.
2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn.
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Công Lý tổ chức quán triệt về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Chương trình. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã triển khai công tác tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phát huy vai trò chủ thể tích cực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. 
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM. Đảng bộ tập trung chỉ đạo các chi bộ xây dựng Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới. Cán bộ đảng viên gương mẫu đi đầu vừa tuyên truyền, vận động, giải thích để nhân dân hiểu và hưởng ứng. Tuyên truyền triển khai, viết hàng trăm tin bài phát thanh trên hệ thống đài truyền thanh của xã, tuyên truyền băng zôn, khẩu hiệu trực quan, lồng ghép tại các Hội nghị từ xã đến xóm. Các tài liệu văn bản xây dựng nông thôn mới đều được in ấn gửi đến Ban chỉ đạo, các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị xóm để có cơ sở tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện. Các cấp, các ngành cùng thi đua thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Công Lý chung sức xây dựng nông thôn mới” do xã phát động. Các tổ chức chính trị - xã hội tích cực vận ðộng đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo công khai, minh bạch theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”. 
Công tác tuyên truyền, vận động được coi trọng đã góp phần giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng sâu rộng.
Các thành viên BCĐ, cán bộ xóm tham gia đẩy đủ các lớp tập huấn về xây dựng NTM do huyện tổ chức. Căn cứ hướng dẫn của huyện UBND xã xây dựng các văn bản, dự toán thiết kế hướng dẫn cụ thể giúp cho các xóm triển khai thực hiện
3. Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, Công Lý tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm. Sử dụng có hiệu quả đất đai, nhằm phát huy lợi thế thâm canh. Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Thực hiện tốt công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, thiết kế lại đồng ruộng, hệ thống giao thông, thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cơ giới hóa vào đồng ruộng, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ để có nhiều sản phẩm chất lượng cao tăng giá trị nông nghiệp trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác.
Duy trì và nhân rộng một số mô hình làm ăn có hiệu quả, quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông qua hoạt động dịch vụ của 2 HTXNN. Mô hình cánh đồng mẫu, mô hình gieo sạ lúa, mô hình trồng nấm ăn,Một số ngành nghề trên địa bàn phát huy có hiệu quả, 02 làng nghề được duy trì và giữ vững, một số sản phẩm đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường như: nghề mộc, giò chả, tráng miến rong, chế biến lương thực, thực phẩm... 
Sản xuất CN-TTCN-xây dựng diễn ra khá ổn định, các ngành nghề truyền thống trên địa bàn tiếp tục phát huy hiệu quả. Hiện nay trên địa bàn có 02 làng nghề truyền thống là làng nghề xóm Vương về chế biến lương thực, thực phẩm và làng nghề xóm 2 về chế biến gỗ; 12 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, tạo thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển. Kinh doanh dịch vụ ổn định, hàng hóa trên thị trường đa dạng, phong phú, các hoạt động dịch vụ vận tải, ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của nhân dân trong xã.
Công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người lao động thường xuyên được quan tâm, 5 năm qua có hàng trăm lao động được đào tạo nghề như: nghề may CN, chăn nuôi, nghề mộc, cơ khí..v.v..qua đó mỗi năm xã đã có hàng trăm việc làm mới, việc làm thêm góp phần tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động
Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là đạt 27.342.000đồng/người/năm; 6 tháng đầu năm 2015 đạt 16.524.800đồng/29.000.000 đồng = 56,98%KH. Dự kiến năm 2015 đạt 29 triệu đồng/người/năm
4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới là 86.606,660 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh là 19.854 triệu đồng, chiếm 22,9%
- Ngân sách huyện là 4.558 triệu đồng, chiếm 5,2%
- Ngân sách xã là 6.702 triệu đồng, chiếm 7,7%
- Nhân dân đóng góp là 20.833,660 đồng, chiếm 24,23%
- Vốn doanh nghiệp: 13.757 triệu đồng, chiếm 15,89%
- Vốn lồng ghép là 156 triệu đồng, chiếm 0,18%
- Vốn khác là 20.746 triệu đồng, chiếm 23,9%.
Năm 2015 ước huy động là 7.807 triệu đồng (trong đó nguồn vốn Trung ương , ngân sách tỉnh 1.500 triệu đồng; ngân sách huyện 1.000 triệu đồng; ngân sách xã 3.307 triệu đồng; nhân dân đóng góp 2.000 triệu đồng.
(Chi tiết theo biểu mẫu đính kèm )
V. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức chấm điểm các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định số 126/QĐ- UBND ngày 23 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh về việc ban hành "Quy định phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới tỉnh Hà Nam"
Thực hiện Đề án xây dựng Nông thôn mới đến hết tháng 9/2015 xã Công Lý đạt 14/19 tiêu chí, 33/39 chỉ tiêu, đạt 88/100 điểm. Các tiêu chí, các chỉ tiêu đạt được đều đảm bảo chất lượng, duy trì phát triển bền vững. Phấn đấu cuối năm 2015 Công Lý đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt 95/100 điểm.
	Cụ thể:
1. Tiêu chí số 1. Quy hoạch:
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Có quy hoạch xã NTM được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các xóm: 05 điểm
- Hoàn thành việc cắm mốc trên thực địa và có quy chế quản lý quy hoạch: 03 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Quy hoạch được xác định là nội dung phải được triển khai trước một bước để định hướng cho xây dựng NTM. Xã có đủ quy hoạch như: Quy hoạch NTM, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, Bản đồ quy hoạch treo tại Hội trường để cán bộ, nhân dân biết, đồng thời công khai bằng cụm Panô rộng 30 m2. Quá trình dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, quy hoạch đã cắm mốc ngoài thực địa, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo quy hoạch. Qua thực tiễn địa phương xét thấy việc quy hoạch 2 chợ, mỗi chợ 3.000m2 không khả thi, năm 2014 UBND xã lập tờ trình được UBND huyện đồng ý thôi quy hoạch 2 chợ mới.
Kết quả xây dựng thực hiện Đề án của xã đảm bảo chất lượng, xác định mục tiêu và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên. 
Kinh phí thực hiện: 132.000.000 đồng
c) Tự đánh giá: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 8/8 điểm
2. Tiêu chí số 2. Giao thông: 
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Tỷ lệ km đường trục xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của BGTVT đạt 100 được 3 điểm; từ 70% đến dưới 100%: 2 điểm; từ 50% đến dưới 70%: 1 điểm
- Tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của BGTVT đạt 100%: 03 điểm; từ 80 đến dưới 100%: 02 điểm; 
- Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%: 02 điểm; chưa đạt: 0 điểm
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiên đạt 100%: 02 điểm; từ 50 đến dưới 100% được 01 điểm 
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Số km đường trục xã bê tông hóa đạt chuẩn là 3,5km/9,35km = 37,40%. 
+ Số km đường trục xóm được xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn 18,4km/18,4km = 100 % 
+ Số km đường ngõ xóm được xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn 13,4/13,4km = 100% 
+ Giao thông trục chính nội đồng: Hoàn thành đắp nền đường trục chính nội đồng với chiều dài là 9.655 mét. UBND xã triển khai kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho 02 HTXNN, các xóm rải đá cấp phối cứng hóa mặt đường trục chính nội đồng, với tổng chiều dài là 9.655 mét. Hiện tại xã 2 HTXNN và các xóm đã tổ chức họp xóm thông qua Kế hoạch, dự toán thiết kế, phân bổ kinh phí đóng góp để nhân dân thảo luận, bàn bạc nhân dân đồng thuận cao phương án của HTX và của xóm thực hiện theo quy chế dân chủ để triển khai thực hiện. Dự kiến hoàn thành trong tháng 11 năm 2015. 
* Kinh phí thực hiện: 24.362.000.000 đồng
c) Tự đánh giá: Chưa đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 7/10 điểm
3. Tiêu chí số 3. Thủy lợi:
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: 02 điểm; chưa đảm bảo 0 điểm.
- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố đạt 85% trở lên: 02 điểm; từ 10 đến dưới 85%: 01 điểm; dưới 10%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản sản xuất và dân sinh của nhân dân trong xã 
+ Số km kênh mương do xã quản lý, đã kiến cố hóa 2,89km/25,28 km =11,43%.
+ Công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã đảm bảo yêu cầu
* Kinh phí thực hiện: 3.300.000.000 đồng
c) Tự đánh giá tiêu chí số 3: Chưa đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 3/4 điểm.
4. Tiêu chí số 4. Hệ thống điện nông thôn:
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Hệ thống điện đảm bảo 80% yêu cầu kỹ thuật của ngành điện trở lên: 02 điểm; dưới 80%: 0 điểm
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt từ 99% trở lên: 1 điểm; dưới 99%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
 + Tháng 3 năm 2012 UBND xã chỉ đạo 2 HTXNN bàn giao lưới điện hạ áp cho ngành điện quản lý, ngành điện đã đầu tư kinh phí, bổ sung thêm trên 100 cột hạ thế, nâng cấp, sửa chữa thay thế toàn bộ công tơ, kéo lại 16,7 km đường dây hạ thế và các đường trục xóm. Xây dựng thêm trạm biến áp số 4,5,6,7 dung lượng 1.160KVA. Hiện tại xã có 11 trạm biến áp, với tổng dung lượng 2.630KVA. Hệ thống điện đảm bảo 100% yêu cầu kỹ thuật của ngành điện
+ Có 3.217 hộ/ 3.217 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn =100%
c) Tự đánh giá tiêu chí số 4: Đến hết năm 2013 đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 3/3 điểm
5. Tiêu chí số 5. Trường học: 
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Trường Mầm non, mẫu giáo được công nhận đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất: 02 điểm; chưa đạt: 0 điểm
- Trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất: 01 điểm; chưa đạt: 0 điểm
- Trường THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất: 01 điểm; chưa đạt: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
5 năm qua Số phòng học được xây mới: 32 phòng học, Trường Mầm Non 14 phòng; THCS 18 phòng học chức năng, nhà hiệu bộ.
- Trường Mầm non có 3 khu, trong đó có 2 khu là Phú Đa và Tân Hưng đã đạt chuẩn còn khu Tân Tiến đang xây dựng nhà lớp học 8 phòng 2 tầng khu trung tâm phấn đấu cuối năm 2015 trường Mầm Non đạt chuẩn Quốc gia
+ Trường Tiểu học, THCS đạt chuẩn về cơ sở vật chất;
* Kinh phí thực hiện: 22.768.000.000 đồng.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 5: Phấn đấu hoàn thành trong tháng 11 năm 2015 đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 4/4 điểm.
6. Tiêu chí số 6. Cơ sở vật chất văn hóa:
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Có nhà văn hóa và khu thể thao xã được xây dựng theo chuẩn quy định và hoạt động tốt: 02 điểm (Nhà văn hóa trung tâm xã đạt chuẩn: 01 điểm; khu thể thao xã đạt chuẩn: 01 điểm); chưa đạt: 0 điểm
- 100% số thôn xóm trong xã có nhà văn hóa và khu thể thao đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao cho người dân: 02 điểm; từ 80 đến dưới 100%: 01 điểm; dưới 80%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Khuôn viên Nhà văn hóa Trung tâm có tổng diện tích 2.699m2, Hội trường nhà Văn hóa với 300 chỗ ngồi, có 05 phòng chức năng
+ Khu thể thao đã quy hoạch 02 sân thể thao, với diện tích 10.406 m2. 
+ Số nhà văn hóa xóm được xây mới, sau khi thực hiện xây dựng NTM là 10 nhà, trong đó nâng cấp, sửa chữa 02 nhà. Hiện tại xã có 17 nhà văn hóa và 01 xóm có đình để sinh hoạt hội họp. Song do nhu cầu của nhân dân, năm 2015 xóm Đồng Hưng, xóm 6, đăng ký xây dựng nhà văn hóa xóm. Hiện tại 2 xóm đã triển khai xây dựng, phấn đấu cuối năm 2015 hoàn thành. Như vậy xã Công Lý có 100% số xóm có Nhà văn hóa để sinh hoạt hội họp. Dự kiến trong tháng 11 năm 2015 san lấp khu thể thao thôn Mạc Hạ với diện tích 3.000 m2 để nâng tổng diện tích mặt bằng 6.380m2.
* Kinh phí thực hiện: 9.604.000.000 đồng.
c) Tự đánh giá tiêu chí số 6: Chưa đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM. Phấn đấu hoàn thành khu thể thao tháng 11 năm 2015 đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa. Đạt 4/4 điểm.
7. Tiêu chí số 7. Chợ nông thôn: 
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Đối với các xã có chợ theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được UBND huyện phê duyệt được xây dựng đạt chuẩn theo quy định: 02 điểm; chưa đạt chuẩn: 0 điểm
- Đối với các xã không có chợ theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn nhưng có các điểm họp chợ phải có đủ các công trình: diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, nơi thu gom rác: 02 điểm; chưa đạt: 0 điểm 
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Hiện tại các xã xung quanh xã Công Lý đều có chợ: Chợ Mạc Thượng xã Chính Lý, chợ Chều xã Nguyên Lý, chợ Thị trấn Vĩnh Trụ. Bên cạnh đó còn có siêu thị và trung tâm thương mại phù hợp với nhu cầu mua bán trong nhân dân được thuận lợi. Vì vậy UBND huyện Lý Nhân có quyết định số 11848/QĐ-UBND ngày 13/11/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh thôi quy hoạch chợ nông thôn xã Công Lý. 
c) Tự đánh giá tiêu chí số 7: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 2/2 điểm
8. Tiêu chí số 8. Bưu điện: 
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông: 01 điểm; chưa đạt: 0 điểm
- Có Internet đến tất cả các thôn: 02 điểm; Chưa đạt: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
+ Có 01 điểm bưu điện văn hóa xã chất lượng, hiệu quả phục vụ đảm bảo so với yêu cầu. 
+ Có các điểm Internet đến thôn xóm trên địa bàn toàn xã 
c) Tự đánh giá tiêu chí số 8: Đã đạt chuẩn năm 2011 theo bộ tiêu chí NTM, đạt 3/3 điểm
9. Tiêu chí số 9. Nhà ở dân cư: 
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Không có nhà tạm, nhà dột nát: 03 điểm; trường hợp còn nhà tạm, nhà dột nát: 0 điểm
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng từ 90% trở lên: 03 điểm; đạt từ 80 đến dưới 90%: 02 điểm; dưới 80%: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Tổng số nhà tạm, nhà không an toàn năm 2011 có 83 nhà. Trong 5 năm đã triển khai xóa 72 nhà tạm, nhà không an toàn và 11 nhà cho đối tượng chính sách, người có công. 
+ Hiện nay xã không còn nhà tạm, nhà không an toàn.
+ Tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo Bộ xây dựng năm 2011 là 85%, đến năm 2015 tỷ lệ 90%
c) Tự đánh giá tiêu chí số 9: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM năm 2012, đạt 6/6 điểm
* Kinh phí thực hiện: 9.095.000.000 đồng.
10. Tiêu chí số 10. Thu nhập: 
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Thu nhập bình quân đầu người/năm lớn hơn hoặc bằng mức quy định thu nhập bình quân khu vực nông thôn ĐBSH hằng năm: 05 điểm; dưới mức quy định: 0 điểm
b) Kết quả thực hiện tiêu chí:
Triển khai thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ KHKT trồng trọt, chăn nuôi như: gieo xạ lúa, trồng nấm ăn và làm đệm lót sinh học, bước đầu đạt kết quả khá tốt. Số mô hình chăn nuôi đệm lót sinh học đã thực hiện trên địa bàn 21 mô hình. Có 7 hộ trồng nấm, trong đó có 02 hộ duy trì thường xuyên, 2 HTXNN triển khai 2 mô hình cánh đồng mẫu với diện tích là 20 ha. 
 Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là đạt 27.342.000đồng/người/năm; 6 tháng đầu năm 2015 đạt 16.524.800đồng/29.000.000 đồng = 56,98%KH. 
c) Tự đánh giá tiêu chí số 10: Đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM, đạt 5/5 điểm, Dự kiến năm 2015 đạt 29 triệu đồng/người/năm, tăng 14,16 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.
11. Tiêu chí số 11. Tỷ lệ hộ nghèo: 
a) Yêu cầu của tiêu chí: 
- Xã có tỷ lệ hộ nghèo nhỏ hơn hoặc bằng 3%: 04 điểm; xã có

File đính kèm:

  • docmau_to_trinh_ve_viec_tham_tra_de_nghi_xet_cong_nhan_dat_chua.doc