Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con năm 2014

docx5 trang | Chia sẻ: bieumau | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con năm 2014
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.
Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.
Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (Mẫu TP/HT-2012- TKKS.1 quy định tại Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực).
Bước 2: Nộp các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi người mẹ đăng ký thường trú (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước).
Nếu người mẹ có nơi đăng ký thường trú nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
Trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú thì UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Nếu không xác định được nơi thường trú, tạm trú của người mẹ thì UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
Một số trường hợp cụ thể khác:
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ đó.
Trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Trẻ sinh ra tại VN, có cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài: nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, nơi người mẹ hoặc người cha cư trú trong thời gian ở VN.
Trẻ sinh ra tại VN, có cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài: nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, cán bộ Tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.
Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Thời gian nhận giấy khai sinh: từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần.
Lưu ý:
Làm giấy khai sinh không tính lệ phí.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ phải đi khai sinh cho con. Nếu
không thể đi được thì nhờ ông, bà hoặc người thân thích đi làm giùm. Quá thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo (Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã).
Giải đáp một số trường hợp cụ thể
Làm giấy khai sinh theo hộ khẩu của bố, khi chưa nhập khẩu của mẹ?
Vợ tôi mới sinh con được 10 ngày và tôi muốn làm giấy khai sinh cho con theo hộ khẩu của tôi nhưng tôi chưa nhập khẩu cho của vợ tôi, như vậy có được hay không?
Trả lời :
Theo nguyên tắc, con làm giấy khai sinh tại nơi người mẹ đăng ký HKTT, tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt thì con có thể đăng ký khai sinh theo HKTT của người bố.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau: “UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì UBND cấp xã nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh”.
Với quy định nêu trên thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con bạn phải là UBND cấp xã nơi mẹ của cháu đăng ký hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì mới xét đến việc khai sinh cho con bạn nơi tại nơi cư trú của bạn. Do vậy, đối với trường hợp của bạn, cách tốt nhất là nên nhập khẩu cho vợ bạn trước sau đó mới tiến hành đăng ký khai sinh cho con.
Làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn
Tôi và vợ tôi chưa đăng ký kết hôn. Tôi có thể về nơi cư trú của vợ tôi để làm khai sinh cho con tôi được không? Vợ tôi không thể về quê làm được.
Trả lời
Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký quản lý hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh là “UBND xã, phường, thị trấn nơi người mẹ cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh”.
Trường hợp anh chị chưa có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, do vậy con khi sinh ra sẽ là con ngoài giá thú.
Theo đó khoản 3 Điều 15 quy định: “…nếu vào thời điểm khai sinh có người nhận con thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết nhận con và đăng ký khai sinh”. Như vậy, anh có thể về UBND xã phường nơi vợ anh cư trú để làm thủ tục nhận con và đăng ký khai sinh cho con.
Chúng tôi đã đến cán bộ hộ tịch xã nhưng họ yêu cầu là phải có đăng ký kết hôn thì cháu mới được mang họ bố, nếu không thì là con ngoài giá thú và chỉ được mang họ mẹ, đồng thời phần tên của người cha trong giấy khai sinh sẽ được để trống. Vậy vợ chồng tôi phải làm thế nào để cháu được mang họ bố trong giấy khai sinh?
Trả lời:
Trong trường hợp bạn không đăng ký kết hôn, vào thời điểm làm giấy khai sinh cho trẻ bạn có thể tiến hành thủ tục nhận con, UBND xã/phường sẽ kết hợp việc nhận cha và làm giấy khai sinh cho trẻ, theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị Định Số: 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch về thủ tục đăng ký khai sinh: 3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Theo quy định mục II, khoản 4, điểm b thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn chi tiết Nghị định 58/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch quy định: b) Trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, thì tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà
người cha không phải làm thủ tục nhận con.
Như vậy, bạn có thể đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Và bạn cần lưu ý về thời hạn đăng ký khai sinh là trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh trẻ.

File đính kèm:

  • docxdang_ki_giay_khai_sinh_cho_con.docx
Biểu Mẫu liên quan