Thủ tục chế độ hưu trí – BHXH 1 lần

doc2 trang | Chia sẻ: bieumau | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Thủ tục chế độ hưu trí – BHXH 1 lần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ tục chế độ hưu trí – BHXH 1 lần
I- ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:  
- Người lao động đóng BHXH đủ 20 năm trở lên và có một trong những điều kiện sau: - Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi;
- Nam đủ 55, nữ đủ 50 tuổi và có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số > 0,7;
- Nam đủ 50, nữ đủ 45 tuổi suy giảm khả năng lao động > 61% (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);
- Không kể tuổi đời, suy giảm khả năng lao động > 61%, có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);
- Đủ 50 đến dưới 55 tuổi (nam/nữ), trong đó có ít nhất 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò;
- Không kể tuổi đời đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
 II– QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG:
1- Mức hưởng:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân đóng BHXH
a/ Tỷ lệ hưởng lương hưu:
- 15 năm đầu = 45% ;
- và cộng thêm mỗi năm kế tiếp = 2% (nam) hoặc 3% (nữ)
*Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%. Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động trừ 1% tỷ lệ.
b/ cách tính bình quân tiền lương đóng BHXH:
- Thời gian đóng BHXH theo hệ số lương do nhà nước quy định:
- 5 năm cuối, nếu tham gia BHXH h từ trước 1995
- 6 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2001
- 8 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2007
- 10 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ 2007 trở đi
- Thời gian đóng bhxh không theo thang bảng lương nhà nước: bình quân toàn bộ thời gian.
- Có thời gian đóng bhxh theo lương nhà nước và không theo lương nhà nước, tính như sau: tính bình quân chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo tiền lương nhà nước thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định trên.
2- Quyền lợi khác của người hưởng lương hưu:
- Cấp thẻ bhyt miễn phí do quỹ bhxh chi;
- Cấp thẻ atm miễn phí khi lập thủ tục hưu;
- Hưởng chế độ tuất khi chết;
- Nhận lương hưu hàng tháng tại nơi cư trú. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh họat của từng thời kỳ;
- Mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung;
- Được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu nếu đóng BHXH  từ năm 26 trở đi đối với nữ và năm 31 trở đi đối với nam: Kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng ½ tháng mức bình quân tiền công, tiền lương đóng BHXH.
3- Trợ cấp BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu (đóng BHXH từ 3 tháng đến < 20 năm): Mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH.
* Lĩnh trợ cấp ngay không chờ sau 12 tháng đối với các trường hợp:
- Suy giảm khả năng lao động trên 61% ;
- Hết tuổi lao động;
- Định cư hợp pháp ở nước ngoài.
Chờ lĩnh trợ cấp sau 12 tháng: Sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH.
4- Các tháng lẻ đóng BHXH (Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc BHXH một lần):
- Dưới 3 tháng: không tính.
- Từ đủ 3 tháng đến dưới 7 tháng: tính nửa năm.
- Từ đủ 7 tháng đến dưới 1 năm: tính 1 năm.
 III – THỦ TỤC HỒ SƠ:
1- Đối với người đang đóng BHXH bắt buộc, gồm:
- Sổ BHXH.
- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.
- Đối với trường hợp hưởng chế độ hưu trí khi suy giảm khả năng lao động thì có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa; đối với người hưởng chế độ hưu trí bị nhiễm HIV/AIDS do rủi ro nghề nghiệp có thêm giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản chính hoặc bản sao).
2- Đối với người tham gia Bảo hiểm tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc, gồm:
- Sổ BHXH.
- Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (mẫu số 12-HSB) hoặc Giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động nghỉ việc, chưa đủ điều kiện về tuổi đời.
- Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao).
- Đối với trường hợp hưởng chế độ hưu trí do bị suy giảm khả năng lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
3- Hồ sơ giải quyết hưởng BHXH một lần:
- Sổ BHXH;
- Giấy tờ cho từng trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn.
- Trường hợp phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu: Quyết định phục viên, xuất ngũ (bản chính hoặc bản sao).
- Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
- Đối với người ra nước ngoài để định cư: Bản dịch Tiếng Việt được công chứng của Bản sao Bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc Thẻ thường trú hoặc Giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp.
- Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH, có yêu cầu nhận BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và người đang tham gia BHXH tự nguyện (kể cả bảo lưu thời gian đóng BHXH): Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (mẫu số 14-HSB).
- Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao).

File đính kèm:

  • docTT-che-do-huu-tri.doc
Biểu Mẫu liên quan