Quy trình hoạt động của bảo tàng lịch sử văn hóa

docx7 trang | Chia sẻ: khangbt19 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Quy trình hoạt động của bảo tàng lịch sử văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
QUY TRÌNH 
HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG 
LỊCH SỬ VĂN HÓA
Mã số: QT/BTLSVH-01
Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 
SOẠN THẢO
KIỂM TRA
PHÊ DUYỆT
TS. Phạm Hữu Mý
ThS. Cao Thu Nga
PGS.TS Đặng Văn Thắng
PGS.TS Võ Văn Sen
1. Mục đích: để thống nhất những nội dung công việc phải thực hiện của bảo tàng theo trình tự logic và qui trình thực hiện đảm bảo tính khoa học, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM.
2. Phạm vi áp dụng: Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, các phòng(các bộ phận nghiên cứu sưu tầm; kiểm kê bảo quản; trưng bày - giáo dụctruyền thông; hoạt động dịch vụ của bảo tàng; các cá nhân có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ.
3. Tài liệu tham khảo: thông tư số 18/2010/TT – BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Qui định về Tổ chức và Hoạt động của Bảo tàng
4. Định nghĩa: qui trình hoạt động của bảo tàng Lịch sử Văn hóa là qui trình, trình tự các khâu hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng.
5. Nội dung quy trình
5.1 Tóm tắt quy trình chung (qui trình khép kín các hoạt động bảo tàng)
5.2 Mô tả quy trình thực hiện của các phòng (mảng) hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng.
5.2.1 Công tác nghiên cứu sưu tầm
Bước
Nội dung thực hiện
Đơn vị/cá nhân chịu trách nhiệm
Hồ sơ liên quan
1
 Xây dựng kế hoạch, nghiên cứu sưu tầm trong đó có nội dung xác định mục đích, yêu cầu, báo cáo gíam đốc Bảo tàng xem xét trình Hiệu trưởng phê duyệt
Phòng nghiên cứu sưu tầm, cá nhân được giao nhiệm vụ
Nhật ký sưu tầm và các nội dung thực hiện ở các bước 1,2,3,4,5,6 
2
Khi kế hoạch được duyệt, tiến hành triển khai thực hiện, trong quá trình khảo sát nghiên cứu phải thực hiện ghi chép nhật ký và những nội dung liên quan đến tư liệu hiện vật được tiếp cận hoặc quá trình khảo sát điền dã, đào thăm dò, đào thám sát địa điểm khảo cổ
Phòng nghiên cứu sưu tầm, cá nhân được giao nhiệm vụ
Nhật ký sưu tầm và các nội dung thực hiện ở các bước 1,2,3,4,5,6 
3
Qua kết quả khảo sát nghiên cứu trong quá trình sưu tầm lập danh mục tư liệu hiện vật phù hợp với bảo tàng cần mua hoặc trao đổi, xin ý kiến cấp thẩm quyền
Phòng nghiên cứu sưu tầm, cá nhân được giao nhiệm vụ
Nhật ký sưu tầm và các nội dung thực hiện ở các bước 1,2,3,4,5,6 
4
Tư liệu, hiện vật khi được đưa về bảo tàng sẽ thực hiện việc chỉnh lý hoặc phục nguyên đối với hiện vật bị sứt mẻ
Phòng nghiên cứu sưu tầm, cá nhân được giao nhiệm vụ
Nhật ký sưu tầm và các nội dung thực hiện ở các bước 1,2,3,4,5,6 
5
Nghiên cứu khoa học xác định giá trị lịch sử văn hóa của tư liệu, hiện vật hoặc sưu tập hiện vật đã được sưu tầm
Phòng nghiên cứu sưu tầm, cá nhân được giao nhiệm vụ
Nhật ký sưu tầm và các nội dung thực hiện ở các bước 1,2,3,4,5,6 
6
Bàn giao tư liệu hiện vật sưu tầm, hình ảnh hiện vật và hồ sơ nghiên cứu khoa học bước đầu cho phòng kiểm kê bảo quản
Phòng nghiên cứu sưu tầm, cá nhân được giao nhiệm vụ
Nhật ký sưu tầm và các nội dung thực hiện ở các bước 1,2,3,4,5,6 
5.2.2 Công tác kiểm kê bảo quản
Bước
Nội dung thực hiện
Đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm
Hồ sơ liên quan
1
Tiếp nhận hiện vật của phòng nghiên cứu sưu tầm
Phòng kiểm kê bảo quản và các cá nhân được giao nhiệm vụ
Danh mục hiện vật, tư liệu hoặc tài liệu viết về hiện vật, hình ảnh, biên bản bàn giao của phòng nghiên cứu sưu tầm (đại diện bên giao, bên nhận cùng ký
2
Phân loại hiện vật: phân theo tên gọi hiện vật, chất liệu, loại hình hoặc hình loại; bước đầu xác định sẽ nhập vào sổ kiểm kê bước đầu theo nhóm chất liệu hoặc sưu tập nào của bảo tàng
Phòng kiểm kê bảo quản và các cá nhân được giao nhiệm vụ
Danh mục hiện vật, tư liệu hoặc tài liệu viết về hiện vật, hình ảnh, biên bản bàn giao của phòng nghiên cứu sưu tầm (đại diện bên giao, bên nhận cùng ký
3
Thực hiện bảo quản hiện vật sơ bộ bước đầu nhằm phòng ngừa sự tác động của môi trường, hoặc sự hủy hoại tiềm tàng của từng chất liệu hiện vật.
Công tác bảo quản đảm bảo tính kỹ thuật, khoa học về bảo quản nhằm bảo vệ hiện vật lâu dài
Phòng kiểm kê bảo quản và các cá nhân được giao nhiệm vụ
Danh mục hiện vật, tư liệu hoặc tài liệu viết về hiện vật, hình ảnh, biên bản bàn giao của phòng nghiên cứu sưu tầm (đại diện bên giao, bên nhận cùng ký
4
Đánh số hiện vật, nhập sổ kiểm kê bước đầu hiện vật theo mẫu qui định, nội dung bắt buộc cần phải có: tên gọi, chất liệu, kích thước, trọng lượng, miêu tả tình trạng hiện vật
Phòng kiểm kê bảo quản và các cá nhân được giao nhiệm vụ
Danh mục hiện vật, tư liệu hoặc tài liệu viết về hiện vật, hình ảnh, biên bản bàn giao của phòng nghiên cứu sưu tầm (đại diện bên giao, bên nhận cùng ký
5
Thực hiện sắp xếp hiện vật vào vị trí tủ, kệ trong kho hiện vật
Phòng kiểm kê bảo quản và các cá nhân được giao nhiệm vụ
Danh mục hiện vật, tư liệu hoặc tài liệu viết về hiện vật, hình ảnh, biên bản bàn giao của phòng nghiên cứu sưu tầm (đại diện bên giao, bên nhận cùng ký
6
Nghiên cứu sâu các góc độ về giá trị của hiện vật để lập lý lịch hiện vật
Phòng kiểm kê bảo quản và các cá nhân được giao nhiệm vụ
Danh mục hiện vật, tư liệu hoặc tài liệu viết về hiện vật, hình ảnh, biên bản bàn giao của phòng nghiên cứu sưu tầm (đại diện bên giao, bên nhận cùng ký
5.2.3 Hoạt động trưng bày - giáo dục - truyền thông
Bước
Nội dung thực hiện
Đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm
Hồ sơ liên quan
1
Hoạt động trưng bày:
- Nghiên cứu hiện vật để đưa ra trưng bày:
+Hiện vật đã được đưa vào bảo tàng, được kiểm kê mới chỉ là hiện vật bảo tàng. Để trở thành hiện vật trưng bày bảo tàng đòi hỏi hiện vật phải được nghiên cứu (nghiên cứu khoa học) nhằm xác định rõ gía trị, ý nghĩa của hiện vật thì mới đưa ra trưng bày, có thể sử dụng cho trưng bày lưu động hay trưng bày theo sưu tập hay trưng bày chuyên đề (ngắn hạn) hoặc trưng bày cố định theo hệ thống logic của nội dung trưng bày đảm bảo tính chất, chức năng hoạt động của bảo tàng (trưng bày cố định lâu dài).
- Nghiên cứu để xác định giá trị phi vật thể của hiện vật hoặc sưu tập hiện vật đưa ra trưng bày
+Đối với những hiện vật hoặc sưu tập hiện vật có giá trị phản ánh sâu sắc giá trị, ý nghĩa phi vật thể cần xây dựng nội dung trưng bày phản ánh giá trị di sản phi vật thể của hiện vật hoặc sưu tập hiện vật phù hợp với nội dung hoạt động của bảo tàng nhằm phát huy giá trị phi vật thể của hiện vật hoặc sưu tập hiện vật.
- Công tác thuyết minh
+Công tác trưng bày đòi hỏi tính khách quan khoa học, tính chính xác trong việc chú thích hiện vật. Ngoài ra, nội dung thuyết minh nhằm giới thiệu cho khách tham quan hiểu đầy đủ giá trị ý nghĩa của hiện vật hoặc sưu tập hiện vật có ý nghĩa rất quan trọng góp phần mang lại kết quả và hiệu quả cao của trưng bày bảo tàng.
+Thuyết minh trưng bày có thể thông qua các hình thức, kỹ thuật khác nhau phù hợp với từng đối tượng nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác dễ hiểu về giá trị nội dung mà hiện vật chứa đựng.
+Nội dung trưng bày tại bảo tàng phải đảm bảo phù hợp với nội dung hoạt động của bảo tàng và tuân thủ các qui định của pháp luật về chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Phòng trưng bày và các cá nhân được giao nhiệm vụ
- Danh mục, hình ảnh các tư liệu hiện vật được đưa ra trưng bày.
- Đề cương trưng bày chi tiết, chú thích hiện vật, nội dung thuyết minh trưng bày. 
- Bản vẽ thiết kế thi công trưng bày
2
Hoạt động giáo dục tại bảo tàng:
- Công tác giáo dục là hoạt động quan trọng hoạt động bảo tàng cần được thực hiện tốt thông qua việc hướng dẫn khách tham quan.
- Hội thảo khoa học hoặc tọa đàm khoa học về nội dung trưng bày.
- Xuất bản ấn phẩm liên quan hoạt động của bảo tàng hay nội dung trưng bày của bảo tàng nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu kgoa học của khách tham quan, nhà nghiên cứu đáp ứng tốt phục vụ nhu cầu xã hội.
Phòng trưng bày và các cá nhân được giao nhiệm vụ
Các bản thuyết minh liên quan đến trưng bày bảo tàng và các ấn bản phẩm
3
Hoạt động truyền thông
Hoạt động truyền thông là một khâu quan trọng trong hoạt động của bảo tàng nhằm quảng bá, tiếp thị hoạt động của bảo tàng đến công chúng, đồng thời thông qua đó cũng nhận được phản hồi tích cực của công chúng giúp cho hoạt động bảo tàng tốt hơn
Phòng trưng bày và các cá nhân được giao nhiệm vụ
Các tài liệu liên quan về tuyên truyền giới thiệu về bảo tàng gửi đến các cơ quan truyền thông
5.2.4 Hoạt động dịch vụ
- Hoạt động dịch vụ có ý nghĩa quan trọng, để có nguồn thu nhằm tăng cường cho nguồn tài chính của bảo tàng.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất và khả năng chuyên môn của Bảo tàng Lịch sử Văn hóa trường Đại học KHXH&NV TPHCM, bảo tàng sẽ hoạt động các dịch vụ: sản phẩm lưu niệm; xuất bản ấn phẩm; cung cấp tư liệu; hoạt động tư vấn về nghiệp vụ bảo tàng (xây dựng đề cương trưng bày, thiết kế và thi công trưng bày; giám định di vật, cổ vật; bảo quản và phục nguyên di vật, hiện vật; hợp tác khai quật khảo cổ...)./.

File đính kèm:

  • docxquy_trinh_hoat_dong_cua_bao_tang_lich_su_van_hoa.docx