Quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmtrong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

doc4 trang | Chia sẻ: bieumau | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmtrong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmtrong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
 1. Trình tự thực hiện:
- Đối với tổ chức, cá nhân: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện, nhận phiếu giao nhận và hẹn ngày nhận kết quả.
- Đối với cơ quan quản lý: Kiểm tra hồ sơ, thẩm định và trả kết quả theo giấy hẹn.
 2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện;
Bước 1: Công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của công dân, tổ chức. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả (xin số điện thoại của công dân, tổ chức).
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì phải hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh. Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Công chức Bộ phận Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ TTHC đến phòng Kinh tế. Công chức Phòng Kinh tế tiếp nhận hồ sơ thẩm tra hồ sơ, đánh giá phân loại cơ sở hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại). Nếu đủ điều kiện trình Lãnh đạo phòng ký Giấy chứng nhận ATTP, chuyển giao kết quả cho công chức Bộ phận “Một cửa” huyện.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đủ điều kiện cấp GCN thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế huyện phải có  văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lí do.
Bước 3: Bộ phận “Một cửa” huyện lưu trữ kết quả giải quyết, thu phí, lệ phí theo quy định, trả kết quả cho tổ chức, công dân theo đúng thời gian đã hẹn.
 3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ.
+ Đơn đề nghị cấp GCN ATTP (theo mẫu).
+ Bản sao (có công chứng) GCN đăng ký kinh doanh hoặc GCN đầu tư có ngành nghề sản xuất, doanh doanh thực phẩm hoặc Quyết định thành lập.
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu).
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp-PTNT cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
+ Giấy khám sức khoẻ của cơ sở y tế cấp huyện trở lên đối với Chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+ Giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (đối với cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại).
 * Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
 4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong đó:
- ½ ngày cho công chức Bộ phận “Một cửa” huyện tiếp nhận hồ sơ và chuyển Phòng Kinh tế huyện;
- 11,5 ngày công chức Phòng Kinh tế huyện thẩm tra hồ sơ, đánh giá phân loại cơ sở hoặc báo cáo Tổ kiểm tra đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại). In GCN ATTP trình Lãnh đạo phòng ký.
- 02 ngày lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện ký GCN ATTP.
- ½ ngày công chức Phòng Kinh tế hoàn thiện thủ tục, chuyển kết quả cho công chức Bộ phận “Một cửa” huyện.
- ½  ngày công chức Bộ phận “Một cửa” huyện trả kết quả cho tổ chức, công dân.
 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Kinh tế huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:  Phòng Kinh tế huyện.
 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận ATTP.
 8. Lệ phí:
- Phí Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thủy sản: 40.000 đồng/ cơ sở.
- Phí Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm  nông lâm sản: 50.000 đồng/ cơ sở.
- Phí thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản:
+ Cơ sở có sản lượng dưới 20 tấn /năm mức thu  200.000 đồng/ lần.
+ Cơ sở có sản lượng từ 20 tấn đến dưới 100 tấn /năm mức thu 300.000 đồng/ lần.
+ Cơ sở có sản lượng từ 100 tấn đến dưới 500 tấn/ năm mức thu 400.000 đồng/lần.
+ Cơ sở có sản lượng từ 500 tấn đến dưới 1000 tấn/ năm mức thu 500.000 đồng/lần.
+ Cơ sở có sản lượng từ 1000 tấn/năm trở nên mức thu 500.000 đồng/lần (cứ tăng thêm 20 tấn/ năm thu thêm 100.000 đồng theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của  Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản).
 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp GCN ATTP (phụ lục 1)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (phụ lục 2).
- Giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (phụ lục 3).
 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;
- Thông tư 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011;
- Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATTP thủy sản;
- Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của  Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản);
- Thông tư 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/1/2013 của Bộ NN & PTNT Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011.

File đính kèm:

  • docquy_trinh_cap_giay_chung_nhan_co_so_du_dieu_kien_an_toan_thuc_phamtrong_san_xuat_kinh_doanh_thuc_pham_nong_lam_thuy_san__8026.doc