Mẫu Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn - Mẫu số 77-DS

docx2 trang | Chia sẻ: khangbt19 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Mẫu Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn - Mẫu số 77-DS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu số 77-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN...... (1)
Số: ....../ ....../QĐST-.. (2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ......, ngày...... tháng...... năm...... 
QUYẾT ĐỊNH 
ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ SƠ THẨM
 THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
TÒA ÁN NHÂN DÂN 
Căn cứ vào Điều 48 và Điều 318 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số//TLST-..(3) ngày thángnăm ;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đưa ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn vụ án dân sự thụ lý số//TLST-.. ngày thángnăm  về việc:(4)	
Nguyên đơn:(5) 	
Địa chỉ:	
Số điện thoại: ; số fax: ..;
 Địa chỉ thư điện tử: (nếu có).
Bị đơn:(6)	
Địa chỉ: 	
Số điện thoại: ; số fax: ;
Địa chỉ thư điện tử: ... (nếu có).
Người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)(7)	
Địa chỉ:	 
Số điện thoại: ; số fax: ; 
Địa chỉ thư điện tử: ... (nếu có).
Người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án (nếu có):(8)	 
Địa chỉ:	 
Số điện thoại: ; số fax: ;
Địa chỉ thư điện tử: ... (nếu có)
Thời gian mở phiên toà:..giờphút, ngàythángnăm......
Địa điểm mở phiên toà:	
Vụ án được (xét xử công khai hay xét xử kín).
2. Những người tiến hành tố tụng:(9)
Thẩm phán: Ông (Bà)	
Thẩm phán dự khuyết (nếu có): Ông (Bà)	
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(10)... - Thư ký Tòa án, Tòa án nhân dân	
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân(11)	 
tham gia phiên toà: Ông (Bà)	
Nơi nhận:
- Các đương sự;
- Viện kiểm sát cùng cấp;
- Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN 
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 77-DS: 
(1) Ghi tên Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (ví dụ: Số: 110/2012/QĐST-DS).
(3) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 15/2017/TLST-LĐ).
(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(5) Nếu nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ của cá nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn khởi kiện).
(6) (7), và (8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi họ tên của Thẩm phán xét xử. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán. Nếu có Thẩm phán dự khuyết thì ghi họ tên của Thẩm phán dự khuyết.
(10) Ghi họ tên của Thư ký Toà án.
(11) Nếu có Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi “ Toà án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân”.

File đính kèm:

  • docxmau_quyet_dinh_dua_vu_an_ra_xet_xu_so_tham_theo_thu_tuc_rut.docx
Biểu Mẫu liên quan