Mẫu kế hoạch Về phòng chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lứa tuổi Mầm non, Mẫu giáo năm học 2015-2016

doc4 trang | Chia sẻ: Minh Phụng | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Mẫu kế hoạch Về phòng chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lứa tuổi Mầm non, Mẫu giáo năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TRUNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-MGTTr

Tân Trung, ngày tháng năm 2015

KẾ HOẠCH
Về phòng chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lứa tuổi
 Mầm non, mẫu giáo năm học 2015-2016
I. Nhận định đánh giá tình hình dịch bệnh truyền nhiễm
1.Kết quả tình hình dịch bệnh trong năm học 2014-2015
Có 2 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Nhà trường đã phối hợp cùng trạm y tế xã xử lý tốt, không để bệnh lan rộng thành dịch, không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới sau đó.
2. Đánh giá tình hình dịch bệnh trong năm học mới
- Các bệnh truyền nhiễm diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ nguy hiểm của bệnh ngày càng cao, dễ lây lan, khó điều trị, gây nhiều biến chứng nặng khi mắc phải. Điển hình trong thời gian gần đây xuất hiện hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông ( Mers-cov)
- Đối tượng học sinh của trường ở lứa tuổi Mầm non, mẫu giáo, khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm cao. Khi mắc bệnh triệu chứng nghèo nàn, diễn biến nhanh và thường gặp nhiều biến chứng nặng.
- Trường học là môi trường tập trung một số lượng lớn học sinh, tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh dễ bùng phát và lan rộng.
II. Mục tiêu nhiệm vụ
- Thực hiện đúng phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tạo được sự chủ động và chu đáo trong công tác phòng chống các loại bệnh. Giảm thiểu đến mức thấp nhất các trường hợp nhiễm bệnh xảy ra.
- Cung cấp kiến thức phòng bệnh trong tập thể giáo viên, nhân viên tại đơn vị cũng như phụ huynh và các em học sinh của trường.
- Xây dựng được ý thức bền vững trong việc chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm, xem trọng việc phòng bệnh cho mọi người.
- Phát hiện nhanh nhất các trường hợp mắc bệnh, xử lý đúng tuyến.
- Không để bệnh lan rộng thành dịch, gây hậu quả nặng nề.
III. Giải pháp thực hiện
- Kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị và bộ phận y tế nhà trường trong thực hiện phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm.
- Đảm bảo các yếu tố nhân lực, vật lực:
- Nhân viên y tế thực hiện trực theo qui định, sẵn sàng chăm sóc sức khỏe học sinh khi có ca bệnh xảy ra.
- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu theo danh mục qui định của Bộ y tế tại trường học.
- Thực hiện tốt công tác truyền thông về các loại bệnh truyền nhiễm.
- Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh, tạo môi trường học tập sạch cho trẻ.
- Đẩy mạnh các hoạt động tự kiểm tra, giám sát về ý thức phòng bệnh và các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại đơn vị.
- Tăng cường ý thức quan tâm, chăm sóc trẻ của giáo viên, nhân viên trực tiếp nuôi dạy trẻ, phát hiện sớm nhất các tình trạng bất thường ở trẻ.
IV. Nội dung hoạt động cụ thể
- Khi chưa có ca bệnh xảy ra:
- Xem trọng công tác truyền thông, phổ biến kiến thức phòng bệnh đến mọi người. Bên cạnh đối tượng là giáo viên, nhân viên nhà trường, cần thực hiện tuyên truyền đến phụ huynh và các em học sinh. Nội dung tuyên truyền cho các em cơ bản, dễ nhớ và dễ thực hiện theo khả năng của các em.
- Nhân viên y tế chịu trách nhiệm xây dựng các bài tuyên truyền. Thông tin tuyên truyền cần phù hợp với sự diễn biến của các loại dịch bệnh, cần thiết và đáng tin cậy. Thực hiện tuyên truyền tại các cuộc họp.
- Thực hiện tốt công văn chỉ đạo của cấp trên trong công tác phòng bệnh.
- Phát huy vai trò tuyên truyền của giáo viên đến phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền cho trẻ thông qua các tiết dạy. Thường xuyên đưa các nội dung phòng chống bệnh truyền nhiễm vào thông tin đến phụ huynh tại các lớp.
-Thực tiễn hóa các kiến thức phòng bệnh thông qua các hoạt động vệ sinh phòng bệnh. Cần thực hiện thường xuyên và định kì các hoạt động vệ sinh, đây là cách đơn giản, dễ thực hiện và phát huy hiệu quả phòng bệnh cao.
- Vệ sinh môi trường học tập: phòng học, phòng ăn và phòng sinh hoạt chung cần được lau chùi bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường trước giờ bắt đầu lớp học. Đồ dùng cho trẻ, các dụng cụ dạy học cho trẻ tiếp túc cần làm sạch thường xuyên.Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi sử dụng các dụng cụ học tập và trước giờ ăn. Mỗi lớp đều trang bị thùng rác có nắp đậy, đổ rác hàng ngày. Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí. Bên cạnh cần cung cấp đầy đủ ánh sáng trong phòng học cho trẻ, gồm cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Kích thước bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Vệ sinh trong hoạt động nuôi ăn bán trú: thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức bếp ăn bán trú theo qui định, tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, cũng như tránh ngộ độc thực phẩm.
- Vệ sinh nhân viên, giáo viên chăm sóc trẻ: thực hiện tốt vệ sinh cá nhân đối với các nhân viên, giáo viên chăm sóc trẻ: cắt ngắn móng tay, trang phục chỉnh tề đúng qui định, tóc gọn gàng, rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn và sau khi giúp trẻ vệ sinh. Khám sức khỏe định kì đầy đủ.
- Vệ sinh ở trẻ: giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện thường xuyên các hoạt động vệ sinh cơ bản như chải răng, rửa mặt, giữ gìn vệ sinh răng miệng phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Giáo viên hướng dẫn và khuyến khích trẻ tự làm phát huy tinh thần lao động tự phục vụ ở trẻ.
- Nhân viên y tế nắm bắt các thông tin về tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm. Khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trong nước và các khu vực lân cận, có khả năng lây lan vào trường cần chủ động tham mưu lãnh đạo và thúc đẩy các hoạt động phòng bệnh tại đơn vị.
- Thực hiện thống kê, báo cáo đầy đủ, định kì về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại đơn vị. Kết hợp chặt chẽ giữa y tế và giáo viên trong phát hiện các ca bệnh.
- Khi có trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm xảy ra:
- Xử lý cấp cứu ban đầu đúng cách và chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết.
- Báo cáo nhanh chóng cho lãnh đạo trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Chấp hành chỉ đạo của cấp trên, tùy theo tính chất của các loại dịch bệnh.
- Thực hiện đúng qui định cách ly các ca nhiễm và phơi nhiễm tránh bệnh lây lan.
- Chấp hành chỉ đạo của cấp trên trong các hoạt động xử lý dịch bệnh sau đó.
- Tiếp tục công tác giám sát, phát hiện các ca mắc mới, thông kê, báo cáo kịp thời theo qui định.
-Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm:
- Y tế nhà trường tham mưu với lãnh đạo, tổ chức các hoạt động tự kiểm tra và kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ ban nhà trường trong thực hiện các hoạt động phòng bệnh. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra khi có dịch bệnh xảy ra. Hình thức kiểm tra: kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất.
- Thực hiện kiểm tra cơ sở vật chất y tế tại trường, đảm bảo cơ số thuốc và trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác y tế tại trường học.
Để thực hiện tốt công tác phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm ở trẻ Mầm non, Mẫu giáo rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nhà trường theo kế hoạch đã đề ra./.
HIỆU TRƯỞNG

Nhân viên y tế

Cao Thị Nhỏ


Lê Thị Thương

File đính kèm:

  • docmau_ke_hoach_ve_phong_chong_cac_benh_truyen_nhiem_thuong_gap.doc