Mẫu Biên bản nghị án - Mẫu số 51-DS

docx2 trang | Chia sẻ: khangbt19 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Mẫu Biên bản nghị án - Mẫu số 51-DS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu số 51-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN.....(1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHỊ ÁN
Vào hồi... giờ...phút, ngày... tháng...năm	
Tại:(2)	
Với Hội đồng xét xử(3) .gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà).. 
	(4)
Tiến hành nghị án vụ án dân sự thụ lý số./.../..-...(5) ngày..tháng..năm..về (6) giữa:
Nguyên đơn	
Bị đơn	
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan	(7)
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật(8).
HỘI ĐỒNG XÉT XỬ THẢO LUẬN, BIỂU QUYẾT, 
QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CỦA VỤ ÁN NHƯ SAU(9)
Nghị án kết thúc vào hồi....... giờ....... phút, ngày....... tháng....... năm. 
Biên bản nghị án đã được đọc lại cho tất cả thành viên Hội đồng xét xử cùng nghe và ký tên dưới đây.
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 51-DS:
(1) Ghi tên Toà án tiến hành phiên hoà giải và lập biên bản hoà giải thành; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).
 (2) Ghi địa điểm nơi tiến hành phiên toà (ví dụ: Tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh N; hoặc: Tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện S, thành phố H).
(3) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
(4) Ghi đầy đủ tên thành viên Hội đồng xét xử.
(5) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ hai ghi năm thụ lý và ô thứ ba nếu tại cấp sơ thẩm thì ghi “TLST”, nếu tại cấp phúc thẩm thì ghi “TLPT”; ô thứ tư nếu là tranh chấp về dân sự thì ghi “DS”; nếu là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì ghi “HNGĐ”; nếu là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì ghi “KDTM”; nếu là tranh chấp về lao động thì ghi “LĐ” (ví dụ: số 18/2017/TLST-HNGĐ).
(6) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(7) Ghi đầy đủ tên của các đương sự tương ứng với tư cách đương sự trong vụ án.
(8) Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, hoặc lẽ công bằng (nếu có).
(9) Ghi các ý kiến thảo luận, biểu quyết và quyết định của Hội đồng xét xử theo từng vấn đề của vụ án, nếu có ý kiến khác thì ghi rõ ý kiến của thành viên Hội đồng xét xử có ý kiến khác.

File đính kèm:

  • docxmau_bien_ban_nghi_an_mau_so_51_ds.docx
Biểu Mẫu liên quan