Hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp
Tóm tắt tài liệu Hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quy cách trình bày Khóa luận tốt nghiệp + Đồ án tốt nghiệp được đánh máy trên giấy trắng khổ A4. + Định dạng trang: - Lề trên: 3,0 cm - Lề dưới: 2,5 cm - Lề trái: 3,5 cm - Lề phải: 2,0 cm + Font chữ “Times New Roman” in thường, cỡ chữ 14, giãn dòng Multiple 1.3pt + Đầu trang (Header and Footer) có ghi: Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Họ và tên SV, lớp + Đồ án tốt nghiệp được đóng bìa mica + Bìa Đồ án tốt nghiệp trình bày theo mẫu kèm theo bản hướng dẫn này Quy định về kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp Đồ án tốt nghiệp trình bày bao gồm các phần sau Phần I: Mở đầu Phần II: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Phần III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần IV: Kết quả và thảo luận Phần V: Kết luận và đề nghị Phần VI. Tài liệu tham khảo: Phần I: Mở đầu Tên đề tài: Trình bày trong một câu, có thể có mệnh đề phụ nhưng súc tích phải phản ánh được nội dung chủ yếu của đề tài. Hạn chế tên dài quá 4 dòng. Hạn chế việc dùng dấu chấm phẩy“;” Đặt vấn đề: Trình bày thật cô đọng nhưng rõ ràng và có sức thuyết phục vì sao lại tiến hành đề tài này (như xuất phát từ những đòi hỏi nào của thực tế sản xuất, của khoa học, của đời sống). Qua phần đặt vấn đề thấy được ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài. Mục đích, yêu cầu: + “Mục đích nghiên cứu” cần viết tiến hành nghiên cứu đề tài để làm gì? Phục vụ cho khoa học hay thực tiễn ở khía cạnh nào? (Nên viết trong phạm vi một đoạn văn) + “Yêu cầu” cần viết cụ thể làm những việc gì để thực hiện mục đích đề ra. Từng yêu cầu bắt đầu bằng các gạch đầu dòng. Số lượng và nội dung các yêu cầu đề ra phải khả thi, phù hợp với khả năng và thời lượng cho phép đối với sinh viên trong thời gian làm thực tập tốt nghiệp. (Số lượng vừa phải là 3 – 4 yêu cầu.) Phần II: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Tình hình nghiên cứu trong nước Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tóm lược những thông tin cơ bản qua các tài liệu đã công bố ở trong và ngoài nước liên quan với nội dung nghiên cứu của đề tài. Có thể viết tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước chung hay riêng. Nếu đọc trực tiếp tài liệu gốc thì dẫn tên tác giả, năm công bố và chỉ rõ số thứ tự của tài liệu đó ở mục “Tài liệu tham khảo” ở cuối báo cáo bằng dấu ngoặc vuông [], ví dụ “(Nguyễn Văn A,2006)[18]”. Nếu không đọc trực tiếp tài liệu gốc mà đọc qua một tài liệu khác thì phải dẫn theo tên tác giả tài liệu này và không được ghi tên tài liệu gốc vào danh sách “Tài liệu tham khảo” ở cuối khoá luận. Những thông tin trình bày trong phần này được dùng để thảo luận khi viết về kết quả nghiên cứu (kết quả nghiên cứu có gì giống, khác, có gì là mới so với những vấn đề đã công bố). Những thông tin phục vụ cho việc thảo luận kết quả nghiên cứu không viết trong phần này. Nêu tên đề tài và tính thời sự, tầm quan trọng của đề tài Phần III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Viết rõ ràng từng nội dung và phương pháp tiến hành nội dung đó. Khi cần thiết phải nói rõ phương pháp làm theo chỉ dẫn trong tài liệu nào, theo tác giả nào hay do mình đề xuất; Phần IV: Kết quả và thảo luận Phần này chia ra các mục nhỏ tương ứng theo các nội dung nghiên cứu, biểu thị bằng chữ số và chia nhỏ dần đến tiểu mục nhỏ hơn, cách nhau bằng dấu chấm, ví dụ Mục 3 chia ra 3.1; 3.2; vv Mục 3.2 lại chia ra 3.2.1; 3.2.2; 3.2.3 vv Hạn chế chia quá nhỏ. Tên các bảng biểu phải rõ ràng, ngắn gọn và phải phù hợp với nội dung trong bảng. Các bảng biểu theo chiều ngang trang giấy thì quay đầu vào gáy khi đóng quyển. Phần V: Kết luận và đề nghị: + Kết luận: Từ kết quả trình bày ở phần “Kết quả nghiên cứu và thảo luận” rút ra một số kết luận được đánh số từ 1 đến hết. Các kết luận phải ngắn gọn súc tích, không cần giải thích, không cần phân tích. Nên viết với số lượng từ 4-6 kết luận + Đề nghị: Từ kết quả nghiên cứu đưa ra 1-3 đề nghị cho việc phát triển nghiên cứu tiếp theo của đề tài hoặc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Phần VI. Tài liệu tham khảo: Liệt kê các tài liệu tiếng việt rồi đến các tài liệu tiếng nước ngoài. Xếp thứ tự theo tên tác giả cho tài liệu tiếng việt, theo họ của tác giả cho tài liệu tiếng nước ngoài. Đánh số thứ tự từ 1 đến hết thông qua tất cả các thứ tiếng. Cách viết như sau: ngay sau tên tác giả là năm công bố để trong dấu ngoặc đơn (.). Tên luận án TS, tên luận văn thạc sĩ, tên đồ án tốt nghiệp, tên sách, tên giáo trình, tên tạp chí in chữ nghiêng. Tên bài báo trong tạp chí in chữ đứng. Ví dụ: Nguyễn Văn A (2006), Giáo trình tin học đại cương. NXB Khoa học kỹ thuật, tr 7-15. Nguyễn Văn B (2005), Nghiên cứu các phương pháp ghép nối với máy tính. Luận án TS Nguyễn Văng C (2003), Tin học với bà con nông dân. Tạp chí KHCN số 5, tr 16-17. Mẫu bìa ngoài chính: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, cỡ chữ 14) KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, in đậm cỡ chữ 16) Logo trường KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, in đậm, cỡ chữ 30) ĐỀ TÀI: (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, in đậm cỡ chữ 18) HÀ NỘI – 201 (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, in đậm, cỡ chữ 14) Mẫu bìa trong phụ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, cỡ chữ 14) KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, in đậm cỡ chữ 16) Logo trường KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, in đậm, cỡ chữ 30) ĐỀ TÀI: (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, in đậm cỡ chữ 18) Người thực hiện: (Times New Roman, hoa, đậm, 14) Khóa: (Times New Roman, hoa, đậm, 14) Ngành: (Times New Roman, hoa, đậm, 14) Chuyên ngành (nếu có)? Người hướng dẫn: Chức danh, học vị Họ và tên (Times New Roman, in đậm, cỡ chữ 14) HÀ NỘI – 201 (Font chữ Times New Roman, chữ hoa, in đậm, cỡ chữ 14)
File đính kèm:
- huong_dan_viet_khoa_luan_tot_nghiep.docx