Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến Thiết kế chế tạo thiết bị tự động hóa gá kẹp phôi hàn đa năng
Tóm tắt tài liệu Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến Thiết kế chế tạo thiết bị tự động hóa gá kẹp phôi hàn đa năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở khoa học Công nghệ Tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Phạm Hoài Nam 19/09/1982 Trường Cao Đằng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Việt Xô Giáo viên Kỹ sư 60% 2 Vũ Thị Thanh Ga 26/04/1985 40% Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA GÁ KẸP PHÔI HÀN ĐA NĂNG. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Cao Đằng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Việt Xô - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo nghề - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 30/8/2014 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA GÁ KẸP PHÔI HÀN ĐA NĂNG 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục và đào tạo nghề 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết - Để thành thạo kỹ năng hàn thì học sinh học nghề hàn phải thực hiện hàn được mối hàn của các dạng liên kết hàn, ở những vị trí hàn trong không gian, theo các bài học thực hành. Tổng cục dạy nghề đã áp dụng cho các cơ sở dạy nghề chương trình đào tạo nghề hàn trong đó các dạng liên kết hàn bao gồm. Liên kết hàn giáp mối Liên kết hàn góc Liên kết hàn ống Các vị trí hàn trong không gian bao gồm. Hàn vị trí hàn bằng Hàn vị trí hàn leo Hàn vị trí hàn ngang Hàn vị trí hàn trần Hàn ống 1G Hàn ống 2G Hàn ống 5G Hàn ống 6G Tuy nhiên giải pháp này lại tồn tại rất nhiều nhược điểm, ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy của giáo viên và việc luyện tập của học sinh như. - Chưa linh hoạt gá được phôi ở tất cả các vị trí hàn trong không gian - Chưa linh hoạt được khi kẹp các dạng liên kết đặc biệt là liên kết góc có kích thước bề rộng tấm phôi hẹp. - Lực kẹp phôi (lực xiết của các bu lông) không được duy trì đủ mạnh nên mất an toàn lao động vì phôi có thể bị rơi khi học sinh đang hàn - Bu lông xiết chặt phôi nhanh bị hỏng nên trong thời gian ngắn phải thay thế cả tay gá. - Khó tự động hóa quá trình gá phôi hàn. Những nhược điểm trên ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy của giáo viên và việc luyện tập của học sinh. Rất nhiều năm trở lại đây giáo viên giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề trong nước luôn cố gắng nỗ lực có thể tạo ra thiết bị gá hàn, nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc gá hàn cũng như giúp người học giảm bớt nặng nhọc trong quá trình luyện tập và nhiều hệ thống gá kẹp phôi hàn ra đời để kỳ vọng có thế khắc phục những “ nhược điểm cố hữu” của hệ thống gá kẹp phôi trong công tác đào tạo nghề hàn điển hình có thể kể đến những thiết bị gá kẹp phôi hàn sau đây. Thiết bị gá kẹp phôi hàn đa năng của thầy Nguyễn Thanh Thuận Trường Trung cấp nghề Đăk Nông đạt giải nhì trong hội thi sáng tạo mô hình học cụ tỉnh Đăk Nông năm 2013. Thiết bị gá kẹp phôi hàn đa năng của tập thể giáo viên khoa cơ khí động lực Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái nguyên đạt giải nhất trong hội thi sáng tạo mô hình học cụ tỉnh Thái Nguyên năm 2013. Đạt giải nhì trong hội thi sáng tạo mô hình học cụ toàn quốc 2013. Tuy thiết bị gá kẹp phôi hàn của các tác giả trên đã khắc phục được nhược điểm của các giải pháp cũ là linh hoạt gá được phôi ở tất cả các vị trí hàn trong không gian. Linh hoạt khi kẹp các dạng liên kết hàn. Nhưng vẫn dùng lực kẹp giữ phôi hàn bằng vít và đai ốc, nên lực kẹp không đủ mạnh để giữ phôi hàn, mặt khác khi làm việc ở nhiệt độ cao ren của vít đai ốc sẽ nhanh hỏng làm giảm khả năng định vị cũng như giữ chắc chắn phôi hàn, khi rơi vào trường hợp này nếu chưa kịp thay vít và đai ốc khác học sinh dễ đính phôi vào tay gá hàn để giữ phôi hàn làm hỏng cả thiết bị gá hàn. Khi ren của vít đai ốc hỏng khả năng kẹp chặt không còn học sinh sẽ hàn đính luôn vào má kẹp phôi làm hỏng má kẹp phôi hàn Khi dùng vít để kẹp phôi hàn do lực kẹp không đủ mạnh nên phôi hàn dễ bị rơi vào tay vào chân học sinh trong quá trình hàn gây mất an toàn cho người học. Những chấn thương học sinh hay gặp nhất khi gá phôi hàn bằng vít đai ốc của giải pháp cũ Phôi hàn rơi vào chân Phôi hàn rơi vào tay 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA GÁ KẸP PHÔI HÀN ĐA NĂNG - Mục đích của giải pháp THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA GÁ KẸP PHÔI HÀN ĐA NĂNG được chế tạo ra với mục đích * Thay thế lực kẹp phôi dùng vít bằng lực kẹp phôi bằng áp lực khí nén tăng lực kẹp để giữ phôi chắc chắn trong quá trình hàn hạn chế những tai nạn rủi ro trước đây * Linh hoạt khi gá được tất cả các dạng liên kết và các vị trí hàn trong không gian * Tự động hóa quá trình gá kẹp phôi hàn nên giảm thiểu sức lao động của người học. - Nội dung giải pháp (chỉ ra tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ; nêu cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể ): Ý tưởng của giải pháp Thiết bị trên được sáng tạo dựa trên ý tưởng dùng lực đẩy của piston tạo ra do áp lực của khí nén lực đẩy này được sử dụng làm lực kẹp phôi và lực nâng phôi Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Đánh giá tính mới và sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu những nhiệm vụ của thiết bị gá kẹp phôi hàn. Trong thực tế một thiết bị gá kẹp phôi hàn phải đồng thời thực hiện được 3 công việc sau. Công việc Hình vẽ minh họa Nội dung công việc Công việc 1 Nâng hạ chiều cao phôi hàn để phù hợp với vị trí hàn và chiều cao người học và vị trí hàn trong không gian Công việc 2 Tạo ra lực kẹp giữ phôi hàn chắc chắn trong quá trình hàn Công việc 3 Xoay phôi hàn để phù hợp vị trí hàn trong không gian 1. Nhiệm vụ Kẹp chặt phôi hàn trong quá trình hàn Giải pháp cũ Giải pháp mới 2. Xoay phôi hàn theo các vị trí hàn trong không gian Giải pháp cũ Giải pháp mới 3. Nâng hạ phôi hàn để phù hợp với độ với tay của học sinh cũng như vị trí hàn trong không gian Giải pháp cũ Giải pháp mới Các bước thực hiện của giải pháp mới Vẽ sơ đồ khối thiết bị Bước 1. Làm bàn hàn Bước 2. Làm thanh trượt. Hai thanh trượt được chế tạo từ thép tròn đặc kích thước như bản vẽ. Ø 24 545 Sau đó được hàn vào mặt bàn hàn như hình vẽ. Bàn hàn Thanh trượt Bước 3. Làm tấm đỡ Tấm đỡ Con trượt - Lắp tấm đỡ vào thanh trượt. Bước 4. Chế tạo tay gá hàn. Vật liệu làm tay gá hàn chọn thép ống có kích thước như hình vẽ. + Lắp tay gá hàn vào tấm đỡ. + Lắp vòng bi vào tay gá hàn bên mặt A của bàn hàn. + Lắp bánh răng ăn khớp với động cơ để xoay tay gá hàn vào tay gá hàn bên mặt B của bàn hàn. + Lắp động cơ để xoay tay gá hàn vào bên mặt B của bàn hàn. Bước 5. Chế tạo bộ phận gá kẹp phôi hàn. Chế tạo chi tiết có hình dạng như hình vẽ từ thép tấm s=8mm. Ø 200 Ø 90 Sau đó hàn vào tay gá hàn như hình vẽ. Bộ phận gá kẹp phôi hàn được chia làm 4 phần ứng dụng cho gá các liên kết khác nhau Bước 6. Chế tạo bộ phận tay đẩy Chế tạo tay đẩy như sau. - Phần trượt trong rãnh được lắp ghép với các bộ phận đẩy, để truyền lực đẩy kẹp phôi hàn như hình ảnh. Bước 7. Làm vỏ và hộp che chắn máy. Bước 8. Gắn piston vào thiết bị + Gắn piston đẩy như hình sau + Gắn piston nâng như hình sau Bước 9. Kết nối điện điều khiển thiết bị Nối điện cho mô tơ làm việc theo sơ đồ điện sau đây. Mạch điện điều khiển động cơ làm xoay phôi k1,k2 : công tắc tơ 5A a,b : nút ấn C tụ điện 2µF 220V/AC L1 L2 Nối điện cho 2 piston theo sơ đồ điện sau đây Bước 10. Chạy thử và hoàn thiện sản phẩm. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA GÁ KẸP PHÔI HÀN ĐA NĂNG là thiết bị gá kẹp phôi hàn hiện đại dùng để gá kẹp phôi hàn ứng dụng trong giảng dạy và thực hành các Mô Đun chuyên môn nghề hàn tại các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề trong toàn quốc. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Hiệu quả kinh tế Giá thành chế tạo rẻ hơn rất nhiều so với nhập khẩu thiết bị tương tự ngoài thị trường. Hiệu quả xã hội - Cải thiện điều kiện dạy học của giáo viên Dạy học với thiết bị gá kẹp phôi hàn cũ Dạy học với thiết bị tự động hóa gá kẹp phôi hàn đa năng - Cải thiện điều kiện học thực hành của học sinh. Học sinh thực hành hàn với thiết bị gá kẹp phôi hàn cũ Học sinh thực hành hàn với thiết bị tự động hóa gá kẹp phôi hàn đa năng 3.5. Điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến. Xưởng thực hành hàn Chương trình đào tạo nghề hàn Giáo viên dạy nghề và người học nghề hàn Nguồn điện 220v Nguồn khí nén 3.6. Danh sách những lớp đã tham gia áp dụng sáng kiến. Stt Lớp Nơi đào tạo Hệ đào tạo Nội dung công việc 1 C9AK18 Trường Cao Đằng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Việt Xô Cao đẳng nghề Thực hành hàn 2 C9AK17 Cao đẳng nghề Thực hành hàn 3 9AK17 Trung cấp nghề Thực hành hàn 4 9AK18 Trung cấp nghề Thực hành hàn 5 9BK18 Trung cấp nghề Thực hành hàn 3.7. Tài liệu kèm theo gồm: - Kinh phí thực hiện sáng kiến. Stt Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (vnđ) Thành tiền (vnđ) Ghi chú 1 Xi lanh khi nén CMS 150x20 chiếc 01 1.000.000 1.000.000 2 Xi lanh khi nén CMS 300x30 chiếc 01 700.000 700.000 2 Van tiết lưu chiếc 04 50.000 200.000 3 Bộ lọc khí chiếc 01 150.000 150.000 4 Van điện từ (van đảo chiều) chiếc 02 250.000 500.000 5 Nút bấm bộ 03 15.000 45.000 6 Dây điện và dây khí bộ 01 50.000 50.000 7 Động cơ gắn hộp giảm tốc chiếc 01 500.000 500.000 8 Công tắc tơ 5A chiếc 02 75.000 150.000 9 Máy nén khí Super Máy 01 4.980.000 4.980.000 10 Thép các loại kg 30 15.000 450.000 11 Sơn chống gỉ kg 01 55.000 55.000 12 Sơn phủ mầu kg 01 70.000 70.000 Tổng cộng 8.850.000 Bằng chữ : tám triệu tám trăm năm mươi nghìn việt nam đồng - Sơ đồ phần tử khí nén Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong nêu đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Tam điệp, ngàytháng.năm 2015 Người nộp đơn Ks. Phạm Hoài Nam
File đính kèm:
don_yeu_cau_cong_nhan_sang_kien_thiet_ke_che_tao_thiet_bi_tu.doc