Biểu mẫu Nhật ký an toàn lao động

doc5 trang | Chia sẻ: khangbt19 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 5316 | Lượt tải: 3Download
Tóm tắt tài liệu Biểu mẫu Nhật ký an toàn lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬT KÝ 
AN TOÀN LAO ĐỘNG
QUYỂN SỐ: ........
CÔNG TRÌNH: ...
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: ...................................................
CHỦ ĐẦU TƯ: ...
QUẢN LÝ DỰ ÁN: 
TƯ VẤN GIÁM SÁT: .
NHÀ THẦU THI CÔNG: ...
Từ ngày/tháng/năm Đến ngày/tháng/năm
NHẬT KÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Quyển số: ........
NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
	1. Tên công trình, hạng mục công trình: ..................................................
2. Địa điểm xây dựng: ................................................................................
 3. Chủ đầu tư (đại diện chủ đầu tư):..........................................................
	Họ và tên người đại diện theo pháp luật: .......................Chức vụ: ...............
 4. Quản lý dự án (Tư vấn QLDA nếu chủ đầu tư thuê):..........................
	Họ và tên người đại diện theo pháp luật: .......................Chức vụ: ...............
	Họ và tên Cán bộ phụ trách QLDA: .............................................................
5. Tư vấn giám sát: .....................................................................................
	Họ và tên người đại diện theo pháp luật: ......................Chức vụ: ................
Họ và tên các Cán bộ giám sát viên: ............................................................
6. Nhà thầu thi công: ..................................................................................
6.1. Nhà thầu chính: ...................................................................................
	Họ và tên người đại diện theo pháp luật: ...................... Chức vụ: ...............
Họ và tên Chỉ huy trưởng công trường: .......................................................
Họ và tên Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp:...............................................
6.2. Các nhà thầu phụ (nếu có): .................................................................
Họ và tên người đại diện theo pháp luật: ..................... Chức vụ: ................
Họ và tên Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp: ..............................................
Công việc thực hiện (do nhà thầu chính giao): ............................................
7. Hợp đồng xây dựng:
Hợp đồng thi công số: .........................................Ngày................................
Ngày khởi công theo hợp đồng:...........................Thực tế.............................
Ngày bàn giao theo hợp đồng: ............................Thựctế..............................
8. Các thông tin khác: 
	Sổ này gồm: ........... trang, đánh số thứ tự từ 01 đến ...........có đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công và xác nhận chủ đầu tư.
Họ tên người phụ trách công tác ATLĐ và quản lý Quyển nhật ký: 
. 	 Chữ ký: ............................
Họ tên Giám sát trưởng:
. 	 Chữ ký: ............................
 ..............., ngày ...... tháng ...... năm 20.....
 CHỦ ĐẦU TƯ
 (Ký, đóng dấu)
CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀNG NGÀY
Ngày .. tháng .. năm 20..
1. Quy trình thực hiện
- Thời tiết: .................................... (mô tả cụ thể tình hình thời tiết tại công trường)
- Thời giờ làm việc: Ca sáng.........; Ca chiều:.........; Tăng ca (nếu có):..........
......................................................................... (thời gian bắt đầu và kết thúc công việc)
- Huấn luyện An toàn: Phân tích các yếu tố có nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động, biện pháp an toàn. Số lượng người tham gia: ...........
................................ (liệt kê toàn bộ nhân lực thực tế làm việc tại công trường gồm cán bộ, công nhân của đơn vị thi công và bên thứ 3 đến công trường)
- Trang thiết bị: ...........................................................
............................ (liệt kê thiết bị hiện có tại công trường và thiết bị được đưa vào sử dụng)
- Nội dung thi công: .......................................
............................................... (mô tả công việc xây dựng hàng ngày trên công trường; các sự cố, hư hỏng và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thi công xây dựng công trình)
2. Các công tác an toàn thực hiện trong ngày
.................................................................................................................................................................................................. (phương tiện bảo hộ lao động cho người lao; biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công có biện pháp bảo đảm an toàn lao động; thiết bị thi công phải có giấy tờ lưu hành, kiểm định; biển báo an toàn; mua các loại bảo hiểm theo quy định; hồ sơ, văn bản, quyết định thành lập tổ chức hệ thống an toàn bảo hộ lao động.)
3. Đánh giá công tác an toàn
- Số trường hợp vi phạm ATLĐ/sự cố/tai nạn lao động: ............................... 
- Mức độ nghiêm trọng:
£ Tai nạn nặng Thời gian tổn thất: .........
£ Tai nạn nhẹ Thời gian tổn thất: .....
£ An toàn
...................................................................................................................................................................... (nhận xét, đánh giá kết quả làm việc thực tế tại công trường)
- Mô tả sơ lược thông tin vi phạm/sự cố/tai nạn lao động: ............................
..................................................................................................................... (nếu có)
4. Ý kiến đề xuất
.................................................................................................................................................................................................. (các ý kiến của cán bộ kiểm tra các cấp, các ngành và cán bộ kiểm tra an toàn của nhà thầu, cán bộ giám sát an toàn của chủ đầu tư)
 Phụ trách công tác ATLĐ Giám sát thi công 
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI 
SỔ NHẬT KÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Thuyết minh
Công trường thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị... phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lí trong quá trình thi công theo quy định (Mục 2.1.13 QCVN 18:2014/BXD do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
Người phụ trách an toàn lao động (ATLĐ) trên công trường, là người có trách nhiệm chính ghi chép và bảo quản sổ từ lúc khởi công đến khi bàn giao công trình và có nhiệm vụ trình sổ cho cán bộ kiểm tra các cấp, các ngành khi có yêu cầu. Trường hợp thay đổi người phụ trách thì người cũ phải bàn giao cho người mới và phải ghi rõ vào nhật ký thời điểm bàn giao.
Trong quá trình thi công, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Thanh tra Xây dựng, Quản lý xây dựng, Quản lý dự án, Tư vấn an toàn lao động của chủ đầu tư... có quyền yêu cầu xem và ghi nhận xét vào sổ nhật ký an toàn lao động để đơn vị thi công có biện pháp khắc phục.
Khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Hội đồng nghiệm thu sẽ dùng sổ nhật ký an toàn lao động để kiểm tra công trình, sau đó sổ được sắp xếp vào hồ sơ hoàn công.
2. Các số liệu cơ bản 
Phải ghi đầy đủ ngắn gọn các nội dung chủ yếu, trong thực tế các biện pháp phòng ngừa ATLĐ bao gồm thiết bị thi công đưa đến công trường để thi công.
Ghi danh sách cán bộ chỉ huy, cán bộ kỹ thuật được nhà thầu phân công. Ghi cả cán bộ kiểm tra an toàn của nhà thầu và giám sát an toàn của chủ đầu tư và ghi rõ biến động trên công trường thi công xây dựng công trình.
3. Nhật ký an toàn 
Đây là phần chính của sổ nhật ký an toàn nhằm phản ánh toàn bộ chi tiết của từng phần việc, trong suốt quá trình thi công.
Người phụ trách ATLĐ phải ghi nhật ký hàng ngày, phải mô tả công tác thi công trong ngày, yêu cầu ghi rõ điều kiện công tác, phân tích từng hạng mục, tình trạng vật tư, thiết bị, thời tiết và ghi diễn biến của quá trình thi công (đối chiếu với quy phạm an toàn - theo QCVN).
Ý kiến của cán bộ kiểm tra các cấp, các ngành và cán bộ kiểm tra an toàn của nhà thầu, cán bộ giám sát an toàn của chủ đầu tư phải được ghi vào nhật ký này.
Người phụ trách ATLĐ phải căn cứ vào ý kiến nhận xét của cán bộ kiểm tra để ghi ý kiến tiếp thu của mình và biện pháp tiến hành khắc phục phòng ngừa.
Những nhận xét của cán bộ kiểm tra phải thuộc nguyên tắc trong quy trình; quy phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam; Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng...
4. Ghi chú 
Cán bộ phụ trách an toàn lao động phải thường xuyên cập nhật, các biên bản liên quan đến ATLĐ (nếu lập riêng ở ngoài) phải được kèm vào sổ nhật ký an toàn và đóng dấu giáp lai.
Sổ nhật ký an toàn lao động phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư; phải được ghi chép hàng ngày và được bàn giao cho chủ đầu tư để làm cơ sở cho việc nghiệm thu công trình.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình tham khảo mẫu nhật ký an toàn lao động và có thể sử dụng mẫu “Nhật ký an toàn lao động” này để ghi chép khi thi công xây dựng công trình.

File đính kèm:

  • docbieu_mau_nhat_ky_an_toan_lao_dong.doc
Biểu Mẫu liên quan