Quy định về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội mới nhất, điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản BHXH
Tóm tắt tài liệu Quy định về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội mới nhất, điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản BHXH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy định về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội mới nhất, điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản BHXH. Điều kiện hưởng chế độ thai sản: - Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Lao động nữ mang thai. + Lao động nữ sinh con. + Người lao động nhận nuôi con nuôi ≤ 4 tháng tuổi. + Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. - Người lao động phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản: - Theo điều 9 quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của BHXH Việt Nam, có hiệu lực ngày 01/4/2014: Đối với lao động nữ sinh con, gồm: Sổ bảo hiểm xã hội. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao). Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe Mẫu số C70A-HD (Ban hành theo Thông tư số 178/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính). Đối với lao động nữ đi khám thai, lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai gồm: Sổ bảo hiểm xã hội. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65-HD hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao). - Danh sách thanh toán (Mẫu số C70a-HD). Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi, gồm: Sổ bảo hiểm xã hội. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao). Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mẫu 11B-HSB. - Danh sách thanh toán (Mẫu số C70a-HD) Nếu sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm: Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ Sổ bảo hiểm xã hội của người cha Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con; Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao). Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mẫu 11A-HSB - Danh sách thanh toán (Mẫu số C70a-HD) Trình tự thực hiện: Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho DN. Bước 2: DN tiếp nhận hồ sơ để: Giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động; Hàng tháng hoặc quý, lập: + Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu số C70a-HD) nộp cho BHXH quận, huyện. + Kèm theo hồ sơ của người lao động cùng toàn bộ phần mềm đã giải quyết trong tháng hoặc quý để quyết toán. Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Số lượng: 01 bộ Thời hạn giải quyết DN giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Cơ quan BHXH thanh quyết toán cho DN trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Thời gian hưởng chế độ thai sản: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: (Theo khoản 1 Điều 157 của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH2013 ngày 18/6/2013 của Quốc hội có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2013) Được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Tối đa không quá 02 tháng. Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản. Thời gian nghỉ nghỉ hưởng thai sản (kể cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần). Trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai năm 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: + 10 ngày nếu thai <1 tháng. + 20 ngày nếu thai từ ≥ 1- 3 tháng. + 40 ngày nếu thai từ ≥ 3- 6 tháng. + 50 ngày nếu thai từ ≥ 6 tháng. Trường hợp sau khi sinh con mà con chết mẹ được nghỉ: + < 60 ngày tuổi được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con. + ≥ 60 tuổi được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định. Trường hợp nhận nuôi con nuôi < 4 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai: + Khi đặt vòng tránh thai: 7 ngày. + Khi thực hiện biện pháp triệt sản: 15 ngày Mức hưởng chế độ thai sản: Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. (Hiện nay là 1.150.000 vnđ/tháng) - Mức hưởng chế độ thai sản: = 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của người mẹ. (Trường hợp chỉ có người cha tham gia BHXH hoặc cả cha cả mẹ tham gia nhưng người mẹ chết sau khi sinh thì mức hưởng tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người cha; trường hợp chỉ có mẹ tham gia mà mẹ chết sau khi sinh thì mức hưởng tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người mẹ) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản: Nếu sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 đến 10 ngày trong một năm. Mức hưởng 1 ngày: = 25% mức lương tối thiểu chung (nếu nghỉ tại gia đình) = 40% mức lương tối thiểu chung (nếu nghỉ tại cơ sở tập trung).
File đính kèm:
- Che_Do_Thai_San_Moi_Nhat.docx