Nội dung hướng dẫn an toàn lao động - Vệ sinh lao động

docx30 trang | Chia sẻ: khangbt19 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Nội dung hướng dẫn an toàn lao động - Vệ sinh lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG
 PHẤN 1: CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
 Mục đích, Ý nghĩa, Tính chất của công tác BHLĐ
	Cơ sở pháp lí của công tác bảo hộ lao động
Quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động
PHẦN 2: NỘI DUNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN
An toàn Vệ sinh lao động khi làm việc trên cao.
An toàn Vệ sinh lao động khi làm việc trên cao vớigiàn giáo.
An toàn Vệ sinh lao động đối với thợ điện.
An toàn Vệ sinh lao động đối với thợ Hàn điện.
An toàn Vệ sinh lao động đối với thiết bị điện cầm tay.
An toàn Vệ sinh lao động đối với thợ Hàn cắt OXY-AXETYLEN.
An toàn Vệ sinh lao động đối với thợ vận hành máy nén khí.
An toàn Vệ sinh lao động khi vận hành máy phát điện (DIEZEL)
An toàn lao động khi vận hành máy nâng ( Vận thăng).
An toàn lao động khi vận hành cần cẩu tháp.
An toàn lao động khi vận hành máy cắt sắt bằng đá, cắt gạch.
Cấp cứu tai nạn lao động.
Nội quy phòng cháy chữa cháy.
PHẦN 1: CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, TÍNH CHẤT CỦA BHLĐ
BHLĐ là bảo hộ cho quá trình lao động, đảm bảo cuộc sống của người lao động, bảo đảm mục đích, ý nghĩa của lao động.
Hiện nay vai trò của công tác an toàn vệ sinh lao động (AT –VSLĐ) và các vấn đề xã hội trong lao động ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của nó và là một yêu cầu bảo đảm sự ổn định của sản xuất.
Nền kinh tế tri thức càng khẳng định yếu tố con người là hàng đầu → ATLĐ là điều kiện tiên quyết để con người phát triển cả về thể lực, trí tuệ và xã hội.
Mục đích:
Loại trừ  các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
Cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động.
Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau bảo vệ sức khoẻ, an toàn về tính mạng cho người lao động.
Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất.
Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
Ý nghĩa:
Công tác bảo hộ lao động mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội và có ý nghĩa nhânđạo lớn lao.
Lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người, do vậy BHLĐ là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất.
BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án,thiết kế,điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế,chính trị và xã hội. Lao động tại ra của cải vật chất,làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào,lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có,tự do,dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động(lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người.
Tính chất:
Ba tính chất liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau:
Tính pháp lý.
Tính KHKT.
Tính quần chúng.
Bảo hộ lao động mang tính chất pháp lý
Những quy định và nội dung BHLĐ được thể chế hoá trong luật pháp của Nhà nước.
Mọi người, mọi cơ sở kinh tế đều phải có trách nhiệm tham gia và thực hiện.
Bảo hộ lao động mang tính khoa học kỹ thuật
Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp...đều xuất phát từ cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát,phân tích điều kiện lao động. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm,giải pháp đảm bảo điều kiện an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
Hiện nay,việc tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma,nếu không hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục,không thể chỉ có hiểu biết về cơ học,sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của cần cẩu,tầm với,điều khiển điện,tốc độ nâng chuyển,...
Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện lao động thoải mái,muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất,phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp,không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng,kỹ thuật thông gió,cơ khí hóa,tự động hóa....mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao động,thẩm mỹ công nghiệp,xã hội học lao động..... Vì vậy công tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp.
Bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng.
BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người, trước hết là người trực tiếp lao động.
Đối tượng BHLĐ là tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động, là những chủ thể tham gia công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
BHLĐ liên quan tới quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội.
II.CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG
A. Văn bản pháp luật
- Hiện pháp nước CHXHCNVN (1992), điều 10, 56, 61, 63.
- Luật lao động, các luật, pháp lệnh và điều lệ có liên quan,
- Các nghị định, chỉ thị hướng dẫn thực hiện luật, 
- Các văn bản pháp luật kèm theo: Thông tư liên tịch, thông tư, quyết đinh
- Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của: Người lao động và người sử dụng lao động.
B. Hệ thống quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn.
- Các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, nguyên tắc và các giải pháp về kỹ thuật an toàn. 
III. QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
Quyền lợi:
Điều 14: Chương 4 của nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ quy định người sử dụng lao động có 3 quyền sau:
Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội dung biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.
Nghĩa vụ:
Điều 13: Chương 4 của nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ quy định người sử dụng lao động có 7 nghĩa vụ sau:
Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động;
Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước;
Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp phối hợp với công doàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy móc thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ máy móc, thiết bị vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định.
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp và định kỳ sáu tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với sở lao động thương binh xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động: 
Nghĩa vụ:
Điều 15: Chương 4 của nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ quy định người lao động có 3 nghĩa vụ sau:
Chấp hành những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
Phải bảo quản và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị cấp phát, nếu làm mất hoặc hư hỏng mà không có lí do chin đáng thì phải bồi thường.
Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Quyền:
Điều 16: Chương 4 của nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ quy định người sử dụng lao động có 3 quyền sau:
Yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện làm việc an toàn vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, trang bị và cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của mình, phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối quay trở lại làm việc nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;
Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng, thỏa ước lao động.
NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO
Những ai hội đủ các tiêu chuẩn sau đây mới được làm việc trên cao:
Nằm trong độ tuổi lao động do nhà nước quy định ( tuy nhiên chỉ nên sử dụng người khỏe).
Có chứng chỉ sức khỏe do trung tâm y tế cấp ( phụ nữ có thai, những người có bênh tim, huyết áp, điếc, mắt kém không được làm việc trên cao).
Đã được đào tạo chuyên môn, huấn luyện ATLĐ và có các chứng chỉ kèm theo.
Làm việc trên cao phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với chức danh công việc đang làm. Người thợ phải sử dụng đúng và đủ khi làm việc ( đặc biệt chú ý dây đai an toàn, giày chống trượt). Người thợ phải được cấp túi đựng dụng cụ đồ nghề đầy đủ.
Khi lên xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến qui định. Nghiêm cấm leo trèo, đi lại tùy tiện ( như trên mặt tường, mặt dầm, giàn và các kết cấu lắp ghép khác, leo trèo qua lan can an toàn, leo trèo theo giàn giáo, đu bám vào dây treo để lên và xuống).
Khi làm việc không được đùa giỡn, uống rượu, hút thuốc
Không được làm việc trên cao khi không có đủ ánh sang, khi có mưa to, going bão, gió mạnh từ cấp 5 trở lên ( ngưỡng độ cao không được làm việc trong trường hợp này trong trường hợp này là ống khói, đài nước, cột thép, trụ dầm cầu, mái nhà từ hai tầng trở lên).
Trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an toàncũng như chất lượng của các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát. Nếu thấy khuyết điểm thì phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế mới được làm việc.
Các lỗ mà người dễ lọt qua trên mặt sàn, trên tường phải được bịt lại, rào lại, hoặc đặt tín hiệu báo nguy hiểm.
Khi sử dụng giàn giáo phải ghi nhớ: 
Làm việc với giàn giáo an toàn hơn thang như một phương tiện giàn giáo.
Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công ( được kê chắc chắn và neo, giằng chắc vào công trình), kiểu giàn giáo được chọn phải phù hợp với công việc, vật liệu làm giàn giáo phải tốt ( Không nứt, không mục ải)
Giàn giáo di động phải có cơ cấu khóa bánh xe hoặc phải chêm bánh xe khi đã đưa nó vào đúng vị trí cần thiết.
Trước khi dung thang phải kiểm tra sơ bộ tình trạng cũa thang. Cụ thể ở các bậc trên cùng và dưới cùng đã được neo giằng tốt chưa ( đối với thang dài phải neo giằng them ở vị trí giữa thang). Các bậc lên xuống có bị nứt gãy không, có bị hỏng không. Nếu thấy không đạt yêu cầu phải đưa thang đi sửa chữa.
Không bố trí giàn giáo bên dưới đường dây điện, không bố trí người làm việc ở các cao độ khác nhau trên một phương thẳng đứng.
Khi dùng thang phải chú ý:
Không sử dụng thang quá dài (không quá 5m), chỉ làm việc với thang có đủ chiều dài.
Việc nối dài thang phải đúng quy cách ( với thang nối chiều dài mối nối ít nhất là hai bậc với tổng chiều dài là 5m và ít nhất là 3 bậc với tổng chiều dài trên 5m).
Phải có biện pháp cố định chắc chắn thang như: móc, giằng hay buộc chặt đầu thang vào kết cấu tựa, buộc chặt cố định chân thang hay dùng chân thang có chân nhọn chống trượt tì vào sàn, cử người giữ chân thang, kê thang sao cho mặt phẳng thang làm với măt ngang một góc khoảng 75 độ.khi cấn đặt thang sau cánh cửa đóng kín để làm việc thỉ phải chốt cửa lại để đề phòng người khác xô cửa bước vào.
Khi làm việc trên thang không được vượt quá xa ngoài tầm với sẽ gây tai nạn do mất thăng bằng.
Khi lên xuống thang nhất thiết phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm hai tay vào thanh dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và không bao giờ đứng làm việc ở các trên cùng của thang ( trong trường hợp cần thiết phải thêm tay vịn).
Không bao giờ được dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn điện có thể chạm vào thang.
Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thường xuyên kiểm tra thang để kịp thời loại trừ các chỗ hư hỏng của chúng.
Sàu tháng một lần cần phải dùng một vật nẳng 110kg để treo trên từng bậc thang ( kiểu thử tĩnh) xem thang có chịu được không.
Khi sử dụng dây đeo an toàn phải chú ý :
Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây và các mối lien kết, chất lượng của móc treo ( chú ý độ nảy của lò xo gài trong móc và các chốt hãm).
Người thợ có thể tự kiểm tra dây đai an toàn một cách đợn giản như sau:
+ Thử tĩnh: treo một vật nặng ( bao cát hoặc bao xi măng) có trọng lượng 250kg vào dây trong vòng 5 phút nếu thấy không bị sờn, đứt, khóa móc bị biến dạng tạo nguy cơ tuột dây là được.
+ Thử động: Buộc bao cát nặng 75kg vào dây đai an toàn móc lên giá thử và thả rơi 3 lần, nếu không phát hiện thấy hư hỏng là đạt.
Dây đai an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất ( để giảm động năng rơi). Phải xem xét để đảm bảo rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm người trong tình huống bị rơi.
Dây đai an toàn chỉ được sử dụng thích hợp khi chiều cao làm việc không vượt quá 6m. Trong trường hợp ngược lại dây đai an toàn sẽ được thay thế bằng lưới an toàn hoặc việc sử dụng chúng phải hết sức cẩn thận và cần hỏi ý kiến của chuyên gia BHLĐ.
Các thiết bị phương tiện sử dụng cho làm việc trên cao đều phải chịu chế độ kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo định kỳ. Phải xây dựng quy chế bảo dưỡng, sửa chữa, giao nhận một cách khoa học, chi tiết và mọi người phải tuân thụ nghiêm ngặt quy chế đó.
Phải chủ động tạo ra các vị trí treo dây thuận tiện ( có thể căng dây theo phương nằm ngang, nằm dọc như là một phương tiện giúp gắn dây đai an toàn) để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng dây đai an toàn.
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO VỚI GIÀN GIÁO.
 Điều 1: Trước khi lắp đặt, sử dụng phải kiểm tra giàn giáo có sự biến dạng, rạn nứt, mòn rĩ hoặc thiếu các bộ phận.
 Điều 2: Khi dựng lắp dử dụng và tháo dỡ giàn giáo phải theo quy định, yêu cầu kỹ thuật của thiết kế( gồm cả những chỉ dẫn, quy định, yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo).
Điều 3: Dựng giàn giáo cao đến đâu phải neo chắc vào công trình đến đó. Các chân cột của giàn giáo phải lồng vào chân đế ( nếu có) và được kê đệm ổn định.
Điều 4: Khi dựng giàn giáo thép cao hơn 4m phải làm hệ thống chống sét theo chỉ dẫn của thiết kế. Trừ trường hợp giàn giáo dựng lắp trong phạm vi được bảo vệ của hệ thống chống sét đã có.
Điều 5: Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác. Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí giữ 2 sàn này phải có sàn hay lưới bảo vệ.
Chiều rộng sàn công tác của giàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1m.Các lối đi qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải có che chắn bảo vệ phía trên. 
Điểu 6: Vật liệu làm sàn công tác phải chắc chắn, bằng phẳng và khép kín, khe hở giữa các tấm không được lớn hơn 1cm. Khi đặt theo phương dọc thì các tấm phải đủ dài để gác được trực tiếp 2 đầu lên thanh đà, mỗi đầu phải chia ra khỏi thanh một đoạn ít nhất bằng 20cm và được buộc hay nẹp chắc vào thanh đà để khỏi bị trượt.
Điều 7: Cấm sử dụng giàn giáo, giá đỡ khi: 
Được lắp kết hợp từ các loaị dạng khác nhau hoặc sử dụng nhiều loại mà không có thiết kế riêng.
Khe hở giữa sàn công tác và tường nhà hoặc công trình lớn hơn 0,05m khi xây và lớn hơn 0,2m khi hoàn thiện.
Khoảng cách từ mép biên giới hạn công tác của giàn giáo, giá đỡ tới mép biên liền kề của phương tiện vận tải nhỏ hơn 0,6m.
 Điều 8: Trước khi làm việc hàng ngày cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng phải kiểm tra lại tình trạng của tất cả các bộ phận kết cấu của giàn giáo và giá đỡ; Trong khi đang làm việc nếu phát hiện thấy tình trạng không ổn định, hư hỏng của giàn giáo, giá đỡ có thể gây nguy hiểm phải ngừng làm việc ngay và báo cho cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng biết.
	 Điều 9: Phải sữ dụng dây an toàn khi làm việc trên cao.
 Điều 10: Khi tháo dỡ giàn giáo, giá đỡ phải tiến hành theo trình tự hợp lý.Không tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ.Khu vực đang tháo dỡ phải có rào ngăn, biển cấm người và phương tiện qua lại.
	Điều 11: Không dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo, giá đỡ khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên.
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THỢ ĐIỆN
Những ai hội đủ các điều kiện sau sẽ đươc làm công việc thợ điện:
Trong độ tuổi do Nhà nước quy định.
Có chứng chỉ sức khỏe do cơ quan Y tế cấp.
Có chứng chỉ về chuyên môn, được huấn luyện về BHLĐ và được cấp thẻ an toàn.
Sử dụng đúng và đủ phương tiên bảo vệ cá nhân, đặc biệt các phương pháp cách điện.
Được huấn luyên vế cấp cứu tai nạn điện và chữa cháy thiết bị điện.
Thợ điện cho dù có trình độ tay nghề cao nhưng đang ở trong tình trạng say rượu, mệt mỏiđều không được phép làm việc.
Thợ điện phải nắm vững sơ đồ mạch điện động lực, mạch điện chiếu sang, mạch điện của các thiết bị công nghệ, các nút khởi động cầu dao, công tắc, rơ le, khởi động từthuộc quyền quản lí của mình.
Chỉ được nối các thiết bị tiêu thụ điện vào lưới bằng các phụ kiện quy định, không cho nối bằng cách xoắn các đầu dây.
Khi tiến hành sửa chữa tại các thiết bị điện, đường dâynhất thiết phải cắt điện tại các bộ phận đó, đường dây đó, treo biển báo “ cấm đóng điện- có người làm việc” nếu sửa chữa đường dây thì phải treo biển báo ờ cả hai đầu dây, thử xem còn điện áp hay không sau khi đã cắt điện, xem lại chất lượng tiếp đất hoặc đặt tiếp đát tạm thời vào dây ngắn mạch nếu chưa có tiếp đất. Việc xem có điện hay không phải tiến hành bằng các phương tiện qui định.
Nếu vì lí do nào đó mà không thể cắt diện thì phải rào che các phần mang điện mà công nhân có thể chạm vào, đứng trên ghế cách điện và sử dụng găng tay cách điện, ủng cách điện, kìm cách điện để tiến hành công việc.
Sau khi kết thúc công việc sửa chữa điện phải tháo dây nối đất tạm thời và dây ngắn mạch, kiểm tra đủ số người tham gia sửa chữa mới được đóng điện trở lại. Nghiêm cấm đóng điện trước quy định. Phải tìm mọi cách loại trừ khả năng đóng điện trở lại bởi những người khác khi chưa kết thúc công việc sửa chữa điện.
Tại những nơi có nguy hiểm điện phải đặt các biện báo đề phòng được quy định bởi ngành điện để lưu ý mọi người cảnh giác. Biển báo phải rõ được chiếu sang đầy đủ.
Phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh va chạm vào các phần mang điện:
Bảo đạm chất lượng bọc cách điện hay tăng cường cách điện hai lớp.
Che chắn mạng điện hở.
Giữ khoảng cách an toàn quy định.
Hạ điện áp (12V, 24V, 36V) tùy theo mức độ nguy hiểm điện tại nơi làm việc ( ẩm ướt, có bụi dẫn điện.)
Phải đặt các bảng phân phối điện, thiết bị khởi động, cầu dao ở nơi khô ráo, thuận tiện cho thao tác và xử lí sự cố khi cần thiết, vỏ kim loại bao che chúng phải được nối đất bảo vệ, phải ghi rõ điệm áp sử dụng và khóa lại chắc chắn. Nếu tại khu vực thuộc quyền quảng lý của nhiều cầu dao thì phải đánh số thứ tự để tránh nhầm lẫn.
Cầu dao điện áp định mức 380V trở lên phải có hộp bảo vệ.
Cầu dao với điện áp định mức 500V trở lên phải có hệ thống truyền động cơ khí đóng cắt gián tiếp.
Phải thường xuyên kiểm tra độ chắc chắn của các mối nối của cầu dao và giữ sạch chúng để đề phỏng nẹt lửa.
Mở, đóng cầu dao phải tiến hành dứt khoát, mạnh mẽ để cầu dao tiếp cúc tất cả bap ha. Khi mất điện phải lập tức nhả các cầu dao.
Phải thay ngay các dây chạy sai quy cách bằng loại đúng quy cách. 
Khi nối dây với nhau phải cạo sạch, vặn xoắn chặt hoặc hàn. Khi đi dây phải sử dụng sứ cách điện đúng qui cách.
Khi tháo các thiết bị điện khỏi đường dây dẫn phải lập tức băng kín lại không được để các đầu dây, dẫn cáp hở.
Làm việc với điện áp cao và tại các nơi có mức nguy hiểm điện cao phải luôn luôn có hai người cùng làm và phải có người giám sát là người có bậc thợ cao hơn. Người thực hiện công việc phải được cách điện cách chắc chắn và chỉ được phép thực hiện đúng những nội dung ghi trong phiếu thao tác.
Làm việc trên cao ( thang, sàn làm việc) phải có dây đai an toàn. Các phương tiện bảo vệ cá nhân cách điện phải đặt nơi dễ thấy, dễ lấy, phải được giữ sạch sẽ nơi khô ráo thoáng mát và phải chịu sự kiểm tra định kỳ, kiểm tra khi cấp phát và kiểm tra trước mỗi ca làm việc.
Các dụng cụ điện cầm tay phải được kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng chạm mát trên vỏ máy, về tình trạng của dây tiếp đất bảo vệ.
Thợ điện phải nắm vững cách giải phóng người bị nạn khỏi điện áp bằng một trong các cách sau:
Cúp cầu dao
Sử dụng rìu cán khô không dẫn điện để gạt dây ra khỏi nạn nhân.
Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cách điện để cứu nạn nhân.
Nắm vào quần áo nạn nhân tại những nơi khô ráo, khôn có mồ hôi(Ví dụ cổ áo) để kéo nạn nahn6.
Trong khi hành động, phải tìm cách tăng độ cách điện đứng trên các ghế gỗ, bục gỗ khô
Sau khi giải phóng nạn nhân khỏi điện áp, phải tiến hành ngay các biện pháp cấp cứu một cách liên tục cho tới khi bác sĩ tới bao gồm hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THỢ HÀN ĐIỆN.
Chỉ những người có đủ các điều kiện sau mới được làm việc hàn điện:
Trong độ tuổi đo nhà nước qui định,
Đã qua khám tuyển sức khỏe của cơ quan y tế,
Được đào tạo nghề hàn điện, có chứng chỉ kèm theo, đã qua huấn luyện về bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn và được cấp trên giao nhiệm vụ.
Sử dụng đúng và đủ phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ, quần áo vải bạt, găng tay chịu nhiệt và có độ dẫn điện thấp, giầy da cao cổ có đế cách điện, ghệt vải bạt, mặt nạ hàn có gắn kính hàn đúng mã hiệu và không bị nút, trong những trường hợp cần thiết còn được cấp mũ cứng, dây đai an toàn, khẩu trang.
 Trong thời gian hàn điện, các phần bằng kim loại của thiết bị hàn điện ( vỏ máy biến thế hàn, máy phát điện hàn) trong điều kiện bình thường không được có điện áp. Vỏ máy hàn, giá hàn, các chi tiết và kết cấu hàn phải được nối đất trước khi thiết bị được nối vào nguồn.
 Máy phát điện và biến thế hàn, cũng như các dụng cụ và thiết bị phụ tùng để hàn các chi tiết ở ngoài trời được đặt trong phòng nhỏ hay dưới mái che. Cấm tiền hành công việc hàn điện ở ngoài trời dưới mưa.
Điện áp không tải của máy biến thế hàn hồ quang bằng tay và nửa tự động không được vượt quá 75v, hàn tự động không được vượt quá 80v. Điện áp của máy phát điện hàn không vượt quá 80v. Nếu một số máy biến thế hàn hoặc máy phát điện phục vụ cho một máy hàn hồ quang thì sơ đồ mắc điện của chúng phải đảm bảo điện áp mạch hàn không vượt quá giới hạn trên.
Chiều dài dây từ nguồn điện đến thiết bị hàn di động không được vượt quá 10m. Lớp vỏ bọc cách điện của dây phải được bảo vệ khỏi các hư hỏng cơ học khi rải trên mặt đất. Cấm dùng dây có lớp vỏ bọc hay cách điện bị hư.
Trước lúc bắt đầu hàn điện và trong thởi gian làm việc phải theo dõi độ hoàn hảo của vỏ cách điện của dây dẫn, độ cách điện và cách nhiệt của các kìm hàn, sự liên kết chắc chắn của tất cả các tiếp điểm. Phải chú ý không cho dây dẫn tiếp xúc với nước dầu, dây cáp thép, dây điện hàn đặt cách các ống mềm dẫn oxy và axetilen, các thiết bị có ngọn lửa, khí đốt, các chi tiết hàn nóng đỏ và các đường ống dẫn nước nóng không dưới 1m.
Không cho phép cấp điện trực tiếp cho hồ quang hàn từ mạng điện lực, mạng điện chiếu sang, mạng điện tiếp xúc.
Việc nối ngắt các thiết bị hàn điện khỏi lưới, việc thay cầu chì cũng như việc theo dõi trạng thái hoàn hảo của chúng trong quá trình sử dụng phải được tiến hành bởi thợ điện chuyên nghiệp. Nghiêm cấm những người thợ hàn làm công việc đó.
Khi di chuyển thiết bị hàn nhất thiết phải ngắt chúng khỏi nguồn điện.
Dây dẫn điện đi và về trong máy biến thế hàn di động phải được bọc cách điện.
Nghiêm cấm dùng các mạch nối đất, các bộ phận của thiết bị điện, các đường ống kỹ thuật vệ sinh ( ống dẫn nước, cấp nhiệt, dẫn các chất khí và chất lỏng nóng) cũng như các kết cấu kim loại của nhà và của thiết bị công nghệ làm dây dẫn về. Cho phép dùng vỏ xà lan, bể chứa, các kết cấu kim loại, các ống dẫn để làm dây dẫn về nếu chúng là đối tượng hàn.
 Kìm hàn phải có tay cầm làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt cho phép thay thế điện cực nhanh mà không phải tiếp xúc với phần mang điện.
Nghiêm cấm dùng kìm điện mà lớp vỏ bọc cách điện cảu tay cầm bị hư.
Cạnh chỗ hàn phải có giá đặt kìm hàn: cấm đặt kìm hàn xuống đất hoặc gác lên vật hàn.
 Khi tiến hành hàn trong điều kiện nguy hiểm cao bởi dòng điện ( hàn bên tro

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_huong_dan_an_toan_lao_dong_ve_sinh_lao_dong.docx
Biểu Mẫu liên quan