Mẫu Quy định về công tác An toàn - Vệ sinh lao động

docx6 trang | Chia sẻ: Xuân Hoa | Ngày: 26/04/2024 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0Download
Tóm tắt tài liệu Mẫu Quy định về công tác An toàn - Vệ sinh lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CÔNG TY..............
Số: ......./Qđ - TMN
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Căn cứ quyết định số 12/QĐ-HĐTV, ngày 8 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng thành viên Tổng Công ty TNHH 1 thành viên về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH.
Công ty ban hành Quy định an toàn - vệ sinh lao động trong Công ty với các điều khoản sau:
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bản quy định này quy định tổ chức bộ máy, phân định trách nhiệm công tác an toàn - vệ sinh lao động trong công ty.
Điều 2. Kinh phí để thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật về luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 3. Tổ chức bộ máy an toàn - vệ sinh lao động của Công ty gồm:
1. Bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
2. Bộ phận y tế
3. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
4. Hội đồng Bảo hộ lao động Công ty
CHƯƠNG II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Bảo hộ Lao động và Mạng lưới An toàn - vệ sinh viên
4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Bảo hộ lao động và Mạng lưới An toàn - vệ sinh viên
4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Bảo hộ lao động:
4.2. Cơ cấu tổ chức của Mạng lưới an toàn - vệ sinh viên:
Điều 5. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận an toàn - vệ sinh lao động.
1. Chức năng:
Bộ phận an toàn - vệ sinh lao động có trách năng tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn - vệ sinh lao động.
2. Nhiệm vụ:
Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong Công ty tiến hành các công việc sau:
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong công ty;
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;
Điều 6. Quyền hạn của bộ phận an toàn - vệ sinh lao động:
1. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này
2. Đình chỉ hoạt động máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
3. Tham gia điều tra, thống kế, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành
Điều 7. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận Y tế
1. Chức năng:
Bộ phận y tế có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động.
2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động;
- Quản lý tình hình sức khỏe của người lao động, bao gồm: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ; khám bệnh nghề nghiệp, lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe tuyển dụng.
- Quản lý cơ số trang thiệt bị thuốc men phục vụ sơ cấp cứu trong công ty;
Điều 8. Quyền hạn của Bộ phận y tế.
1. Tham dự các cuộc hợp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động;
2. Tham sự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị để tham gia ý kiến về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động;
Điều 9. Nhiệm vụ của Mạng lưới an toàn - vệ sinh viên.
1. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở trưởng phòng, tổ trưởng sản xuất chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động;
2. Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động trong tổ, phòng, phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị;
Điều 10. Quyền hạn của mạng lưới an toàn - vệ sinh viên:
1. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn - vệ sinh viên; riêng đối với an toàn - vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sản xuất.
2. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động;
Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Bảo hộ lao động.
1. Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động và các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của công ty;
2. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động theo định kỳ 6 tháng và một năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.
CHƯƠNG III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ PHẬN QUẢN LÝ VÀ CHUYÊN MÔN CỦA CÔNG TY TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 12. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị sản xuất trực thuộc
1. Tổ chức huấn luyện, kèm cặp, hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới chuyển về làm việc tại đơn vị về biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ;
2. Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức an toàn - vệ sinh lao động;
Điều 13. Trách nhiệm của Tổ trưởng (Đội trưởng) sản xuất
1. Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành đúng các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, quản lý sử dụng tốt cấc trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế;
2. Tổ chức nơi làm việc đảm bảo an toàn và vệ sinh, kết hợp với an toàn vệ sinh viên Tổ, thực hiện tôt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khỏe phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.
Điều 14. Trách nhiệm của Phòng Kế hoạch sản xuất
1. Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và tổ chức thực hiện.
2. Phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động của công ty theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ.
Điều 15. trách nhiệm của Phòng Kỹ thuật công nghệ
1. Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa  sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động;
2. Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với máy, thiết bị, hóa chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố; tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động và phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinmh lao động huấn luyện cho người lao động tại công ty.
Điều 16. Trách nhiệm của Phòng Tổ chức - Nhân sự
1. Tham mưu đề xuất các thành phần tham gia Hội đồng Bảo hộ lao động, cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động phù hợp với quy mô, đặc thù của công ty.
2. Phối hợp với các đơn vị sản xuất và các bộ phận có liên quan tổ chức và huấn luyện lực lượng phòng chống tai nạn và sự cố trong sản xuất phù hợp với đặc điểm của công ty.
CHƯƠNG IV: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 19. Tách nhiệm của công đoàn cơ sở công ty trong công tác an toàn - vệ sinh lao động.
1. Thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể, trong đó có nội dung về công tác an toàn - vệ sinh lao động.
2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; chấp hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn...
Điều 20. Quyền hạn của công đoàn cơ sở công ty trong công tác an toàn - vệ sinh lao động
1. Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng các quy chế, nội quy quản lý về an toàn - vệ sinh lao động.
2. Tổ chức đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra do Công ty tổ chức để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, thực hiện các chế độ chính sách an toàn - vệ sinh lao động và các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.
Điều 21. Trách nhiệm của người lao động
1. Trách nhiệm chung của người lao động
- Học tập và tham dự các buổi tập huấn về công tác an toàn - vệ sinh lao động;
- Kiến nghị với Tổ trưởng sản xuất về điều kiện lao động, các phương tiện bảo vệ cá nhân còn thiếu hoặc chất lượng không đảm bảo theo đúng quy định về công tác an toàn - vệ sinh lao động công ty đã ban hành.
2. Trách nhiệm của người lao động ngoại nghiệp
3. Trách nhiệm của ngườ lao động nội nghiệp
CHƯƠNG V: CÔNG TÁC KHAI BÁO VÀ ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Điều 22. Nguyên tắc khai báo và điều tra tai nạn lao động
Hội đồng bảo hộ và các đơn vị trực thuộc công ty có trách nhiệm thực hiện công tác khai báo và điều tra tai nạn lao động theo hướng dẫn.
Điều 23. Trách nhiện của Hội đồng Bảo hộ
1. Khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định về các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động làm bị thương nặng xảy ra đối với CBCNV thuộc công ty.
2. Điều tra tất cả các vụ tai nạn lao động đối với CBCNV thuộc công ty.
Điều 24. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
Điều 25. Trách nhiệm của những người biết hoặc có liên quan đến vụ tai nạn lao động
CHƯƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
Điều 27. Tập thể, cá nhân thực hiện tôt các quy định về công tác an toàn - vệ sinh lao động được khen thưởng, nếu có hành vi sai trái, gây hậu quả xấu sẽ bị phê bình hoặc kỷ luật.
Điều 28. Ban chấp hành công đoàn cơ sở công ty có trách nhiệm chỉ đạo công đoàn cơ sở thành viên và phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc công ty tổ chức phổ biến và hướng dẫn bản quy chế này đến toàn thể CBNV trong từng đơn vị. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh bằng văn bản về công ty để có biện pháp sửa đổi, bổ sung kịp thời.

File đính kèm:

  • docxmau_quy_dinh_ve_cong_tac_an_toan_ve_sinh_lao_dong.docx
Biểu Mẫu liên quan