Hướng dẫn bài viết đăng tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng
Tóm tắt tài liệu Hướng dẫn bài viết đăng tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG Ms: Ngày nhận: Ngày nhận lại: Ngày duyệt đăng: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tên bài viết bằng Tiếng Việt Nguyễn Văn A Học viện Ngân hàng Email: anv@hvnh.edu.vn Nguyễn Thị B Học viện Ngân hàng Email: bnguyen@gmail.com Tóm tắt: Hướng dẫn cung cấp các chỉ dẫn cơ bản về trình bày bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng. Đây là mẫu bài viết gửi đến Tạp chí, tác giả sử dụng để tham khảo và thực hiện theo đúng quy định bài viết. Từ khóa: tối đa 6 từ khóa theo chủ đề bài viết, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, ngăn cách bằng dấu phẩy. Tên bài viết bằng Tiếng Anh Nguyen Van A Banking Academy Email: anv@hvnh.edu.vn Nguyen Thi B Banhking Academy Email: bnguyen@gmail.com Abtract: Keywords: 1. Giới thiệu Để đảm tính thống nhất của các bài viết gửi đến Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, tác giả tuân thủ các hướng dẫn về bài viết đã được trình bày cụ thể trong “Quy định về bài viết khoa học gửi đăng trên Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng”. 2 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Bài viết gửi đến Tòa soạn được trình bày bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cần tuân thủ các quy định sau: 2.1. Định dạng Toàn bộ bài viết không quá 7.000 từ ((không bao gồm Tài liệu tham khảo) Lề trang giấy (margins): theo tiêu chuẩn căn lề là 2,5cm cho tất cả 4 lề của trang giấy khổ A4. Phông chữ (font): Times New Roman, cỡ chữ 12. Ghi chú (Footnote): Times New Roman, cỡ chữ 10 Khoảng cách dòng (line spacing): 1.5 line (hoặc multiple 1.2). Tất cả các trang đều được đánh số cuối trang, chính giữa. Đánh số và ngày tháng sử dụng chữ số Ả rập (ví dụ: 15). Ngày tháng ghi: 09/01/2020. Viết hoa tên riêng, tên văn bản (Thông tư, Luật) theo quy định. Chỉ viết tắt các cụm từ phổ biến, viết đầy đủ trước khi dùng ký hiệu/viết tắt. 2.2. Trình bày tiêu đề bên trong bài viết Tiêu đề tầng 1 (vd: Giới thiệu, Kết quả): in đậm, viết hoa kí tự đầu dòng, viết hoa kí tự đầu đối với tên riêng. Lưu ý không viết tắt ở tiêu đề chính. Tiêu đề tầng 2: in đậm, nghiêng, viết hoa kí tự đầu dòng, viết hoa kí tự đầu đối với tên riêng. Tiêu đề tầng 3: in nghiêng, viết hoa kí tự đầu dòng, viết hoa kí tự đầu đối với tên riêng. Tiêu đề tầng 4: in nghiêng bắt đầu ở mỗi đoạn. Văn bản theo ngay sau đó đứng sau dấu chấm hoặc dấu câu khác. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Trình bày số liệu Trong bài viết bản Tiếng Việt, số liệu cần được Việt hóa, định dạng thập phân bằng dấu phẩy “,” phân nhóm dãy số bằng dấu chấm “.”; các thông số phân tích được Việt hóa đi kèm thuật ngữ tiếng Anh gốc. 3.2. Trình bày công thức/bảng biểu/hình/sơ đồ Các bảng dữ liệu trình bày trong bài viết được ghi thống nhất là Bảng. Tên Bảng được đánh số theo thứ tự và đặt phía trên nội dung Bảng. Bảng 1. Xác định và đo lường các biến Ký hiệu Tên biến Đo lường Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc RISK Rủi ro kinh doanh có điều chỉnh tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 𝐿𝐿𝑃/𝐿𝑂𝐴𝑁𝑡−1 𝜎𝐿𝐿𝑃/𝐿𝑂𝐴𝑁𝑡−1 3 Ký hiệu Tên biến Đo lường Kỳ vọng dấu Biến độc lập BSZ Quy mô ngân hàng Logarit của tổng tài sản - LEV Đòn bẩy tài chính Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu + ROE Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) - LLP Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong năm + Nguồn: Tổng hợp của tác giả. Các đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ trong bài được ghi thống nhất là Hình. Tên Hình được đánh số riêng biệt theo thứ tự và đặt phía dưới nội dung Hình. Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp Hình 1. Mức thay đổi của CAAR 5 – Giải Cup C1 Bảng/Hình cần được trích dẫn nguồn (kể cả do Tác giả tính toán, phân tích, đồng thời ghi rõ phần mềm hỗ trợ tính toán, nếu có). Trích dẫn nguồn được in nghiêng, đặt dưới cùng, bên phải của Bảng/Hình. Trong nội dung phân tích phải chỉ rõ số liệu phân tích thuộc bảng biểu, hình vẽ nào. Lưu ý 1: Các công thức/bảng/hình (bao gồm: đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ) trình bày trong bài viết phải giữ nguyên định dạng hoặc đính kèm file gốc, không chuyển qua dạng ảnh (picture) nhằm đảm bảo chất lượng bản in. Lưu ý 2: Mọi bảng biểu/hình cần ghi rõ nguồn và phải được liệt kê trong mục Tài liệu tham khảo như các nguồn khác. 4. Kết luận, gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp Tác giả cần tuân thủ theo định dạng chuẩn của bài viết đã được hướng dẫn để đảm bảo tính thống nhất về hình thức của bài viết. -0.6000% -0.4000% -0.2000% 0.0000% 0.2000% 0.4000% 0.6000% -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 CAAR 5 LỆCH CAAR 5 HÒA # 0 CAAR 5 HÒA 0-0 4 5. Tài liệu tham khảo (Reference) 5.1. Định dạng tài liệu trích dẫn trong bài Khi trích dẫn trực tiếp, họ tên tác giả đặt ngoài ngoặc đơn, năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn. Androulaki (2011) Cheng và Hwa (2014) Wang và cộng sự (2018) Khi trích dẫn gián tiếp, họ tên tác giả và năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn. (Androulaki, 2011) (Cheng và Hwa, 2014) (Klein và cộng sự, 2008) (Androulaki, 2011; Cheng và Hwa, 2014; Wang và cộng sự, 2018) Tác giả người Việt viết đầy đủ Họ và tên (hoặc theo tên đã công bố với tài liệu tiếng nước ngoài) Phạm Đình Long và Nguyễn Thanh Huyền (2017) Tác giả người nước ngoài chỉ ghi Họ. 5.2. Định dạng tài liệu tham khảo cuối bài 5.2.1. Căn lề Các tài liệu tham khảo được liệt kê sao cho cách lề một khoảng bằng nhau và những dòng còn lại của từng tài liệu lùi vào một ô; Phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 10; Không cách dòng giữa các trích dẫn trong một danh mục tham khảo. Không đánh số thứ tự các tài liệu tham khảo. Danh mục tài liệu tham khảo không phân biệt tài liệu tiếng Việt hay tài liệu tiếng Anh. Liệt kê, sắp xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự bảng chữ cái của họ tác giả; tên bài viết, ấn phẩm (với bài viết không có Tác giả). 5.2.2. Quy chuẩn trình bày như sau: Sách tham khảo, giáo trình: Họ tên Tác giả. (Năm xuất bản). Tên sách/giáo trình. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản. Lê Thị Thu Thủy – Chủ biên (2016). Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài báo trên tạp chí khoa học: Họ tên Tác giả. (Năm xuất bản). ‘Tên bài báo’. Tên tạp chí, Quyển/số/tập phát hành, Trang có nội dung bài báo đăng trên tạp chí trích dẫn. Kang, I., & Park, C. (2015). “Soccer sentiment and investment opportunities in the Korean stock market”. Asia- Pacific Journal of Accounting and Economics. 22(2), 213-226. Tài liệu trên World Wide Web (www): Họ tên Tác giả/Tổ chức. (Năm công bố). Tên bài viết/tài liệu. Truy cập ngàythángnăm, từ 5 Phạm Đình Long, Nguyễn Thanh Huyền. (2017). Kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Truy cập 10.03.2020, từ Luận văn/Luận án/Đề tài: Họ tên Tác giả. (Năm công bố). ‘Tên luận văn/luận án/đề tài’. Loại luận văn/luận án/đề tài, nơi bảo vệ. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn. (2012). Nghiên cứu sơ thảo về phá giá tiền tệ và một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Bài viết trên kỷ yếu hội thảo/hội nghị: Họ tên Tác giả. (Năm diễn ra). ‘tên bài viết’. Tên hội thảo/hội nghị. Tên tổ chức/xuất bản, nơi tổ chức/xuất bản, trang trích dẫn. Nguyễn Xuân Hưng. (2017). “Định hướng đào tạo Kế toán tại Việt Nam trong quá trình hội nhập chuẩn mực lập báo cáo tài chính Quốc tế IFRS”. Kỷ yếu hội thảo IFRS định hướng và lộ trình áp dụng tại Việt Nam, Bộ Tài chính. 52-62. Báo cáo của các tổ chức: Tên tổ chức. (Năm công bố báo cáo). Tên báo cáo, Địa danh ban hành báo cáo. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2014). Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm. 5.2.3. Mẫu trình bày Tài liệu tham khảo Androulaki, E. (2011). A Privacy Preserving ECommerce Oriented Identity Management Architecture. Columbia university. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2014). Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm. Cheng, Fan Fah and Hwa, Tee Hai. (2014). Impact of mega sport events on hosting countries' stock market. In: 2nd International Conference on Social Sciences Research (ICSSR 2014), 9-10 June 2014, Kota Kinabalu, Sabah, Malaysia. (pp. 582-593) Kang, I., & Park, C. (2015). “Soccer sentiment and investment opportunities in the Korean stock market”. Asia- Pacific Journal of Accounting and Economics. 22(2), 213-226. Lê Thị Thu Thủy – Chủ biên. (2016), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Xuân Hưng. (2017). “Định hướng đào tạo Kế toán tại Việt Nam trong quá trình hội nhập chuẩn mực lập báo cáo tài chính Quốc tế IFRS”. Kỷ yếu hội thảo IFRS định hướng và lộ trình áp dụng tại Việt Nam, Bộ Tài chính. 52-62. Phạm Đình Long, Nguyễn Thanh Huyền. (2017), Kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Truy cập 10.03.2020, từ Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn. (2012). Nghiên cứu sơ thảo về phá giá tiền tệ và một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
File đính kèm:
- huong_dan_bai_viet_dang_tap_chi_khoa_hoc_va_dao_tao_ngan_han.pdf