Cách kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý
Tóm tắt tài liệu Cách kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý Theo Điều 12 Thông tư Số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính: Hướng dẫn cách kê khai thuế TNCN tạm tính theo quý và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể như sau: Trước khi kê khai thuế TNDN bạn cần xác định được số thuế TNDN phải nộp. Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý: Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mẫu số 01A/TNDN. Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mẫu số 01B/TNDN (Dành cho NNT khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu) Chú ý: Những DN mới thành lập hoặc năm trước bị lỗ thì kê khai theo mẫu 01A/TNDN Chỉ được chọn 1 trong 2 hình thức kê khai và ổn định cho cả năm. Những DN không kê khai được chi phí phát sinh thì kê khai theo mẫu số 01B/TNDN. Lưu ý: Kể từ ngày 15/11/2014 theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của bộ tài chính. Hàng quý DN không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính quý. Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, DN thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý. Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Nếu tổng số 4 lần tạm nộp < từ 20% trở lên so với số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán thì DN phải nộp lãi chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số tạm nộp với số quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý IV của DN đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán. Đối với số tiền thuế TNDN tạm nộp theo quý < số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán. Sau khi DN đã khai quyết toán thuế năm, Cơ quan thuế kiểm tra mà phát hiện tang số tiền thuế phải nộp so với số thuế mà DN đã kê khai quyết toán thì DN bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế. Ví dụ 1: Đối với kỳ tính thuế năm 2014, Doanh nghiệp A đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng; như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định. Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định. Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng. 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng. Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng. Khi đó, doanh nghiệp phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp (từ ngày 31 tháng 1 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán. Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm nộp thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1 tháng 4 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế này. Trường hợp trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế tại doanh nghiệp B và phát hiện số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp của kỳ tính thuế năm 2015 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp doanh nghiệp đã khai trong hồ sơ quyết toán), đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp theo quy định (kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2016 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này. Ví dụ 3: Đối với kỳ tính thuế năm 2016, Doanh nghiệp C đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng thì số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định”. Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN Báo cáo tài chính năm Kèm theo phụ lục (nếu có): Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN,mẫu số 03-1C/TNDN. Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2A/TNDN. Các Phụ lục khác (nếu có). Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp: Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế TNDN tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý sau.(Cụ thể: 30/04, 30/7, 30/10, 30/01) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. (Nếu là năm dương lịch là ngày 31/03 hàng năm). Lưu ý: Hàng quý ngoài việc nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý các bạn cần phải nộp các hồ sơ khác như: Tờ khai thuế GTGT theo quý (nếu có), tờ khai thuế TNCN (nếu có), Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý. Thời hạn nộp tiền thuế TNDN: - Hạn nộp hồ sơ khai thuế TNDN cũng là hạn nộp tiền thuế TNDN (nếu có phát sinh). Chúc các bạn thành công!
File đính kèm:
- Cach_ke_khai_thue_tndn_tam_tinh_theo_quy.docx